“TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”

 

 

 

 

中國歷代書法名家碑刻

 

 

 

Trong cuộc sống hối hả hiện nay, nh́n chung không c̣n vẻ tôn ti trật tự cho mấy. Phần lớn ai cũng đề cao "cái tôi" của ḿnh và tự cho ḿnh là người biết chuyện, nhưng trên thực tế th́ không phải như vậy. Đối với thế hệ trẻ ngày nay, họ dường như coi thường lễ nghĩa, phép tắc, xem các bậc cha ông, bề trên của ḿnh cũng ngang hàng. Đây là một thực trạng đau buồn và đáng báo động. Muốn trở thành một con người có ích cho xă hội, cho cộng đồng th́ bất cứ tầng lớp nào, giai cấp nào, xă hội nào cũng cần coi lễ nghĩa, phép tắc là quan trọng hàng đầu. Một đứa trẻ có nề nếp hay không có thể thể hiện từ những việc nhỏ chẳng hạn như thấy người lớn tuổi chỉ cần một cái cúi đầu chào; hay một lời nói “dạ thưa” cũng thể hiện được một phần tính cách và phẩm chất của đưá trẻ đó.  Việc có được giáo dục hay không điều này rất quan trọng.


Ở đây “lễ” có nghĩa là cách cư xử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xă hội quy định trong quan hệ giữa người trên với người dưới và ngược lại. Hiểu rộng hơn, đây chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, biết lấy Nghĩa, Nhân, Tín làm trọng. Một đứa trẻ vừa mới sinh ra khi chưa biết chữ cũng đă được nghe những lời ru dịu dàng của mẹ:

 

“Ầu ơ… Dí dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

Khó đi mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”

 

Mỗi đứa trẻ khi lớn lên thường cũng thuộc nằm ḷng những lời ru đó. Vậy cụm từ “đi trường học” có nghĩa là vào trường, việc đầu tiên được học phải là lễ nghĩa, phép tắc, gặp người lớn phải cúi đầu chào, khi nhận một vật ǵ th́ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn. Các bé bước đầu chưa hiểu hết ư nghĩa của những việc làm đó như thế nào nhưng các bé được thực hành rồi dần dần có thói quen ư thức tự giác trong cách cư xử. Nhà trường là cái nôi đào tạo và tu dưỡng những thế hệ tương lai cho đất nước.  Bên cạnh học lễ nghĩa c̣n phải "hậu học văn", tức là được học chữ .  Đây cũng là một thành tố không thể thiếu để trở thành một người có ích. Hai yếu tố này rất quan trọng và bổ sung cho nhau không thể tách rời được,  bởi lẽ “người có tài mà không có đức là người vô dụng; người có đức mà không có tài th́ làm việc ǵ cũng khó.” Ông cha ta từ ngàn xưa đă quán triệt tinh thần giáo dục “tiên học lễ”. Nếu một người có học mà không có “lễ” th́ người đó được xem như là hạnh bất nhân. V́ vậy thế hệ mầm non tương lai khi c̣n ngồi trên ghế nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức, c̣n phải học cách làm người.  Mỗi người đều có một cách nh́n nhận về sự việc khác nhau nhưng chúng đều có chung một mục đích là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Chúng ta cần phải biết cách nh́n nhận sự việc và cư xử cho đúng phép.


Xă hội hiện đại ngày nay, càng văn minh, con người dường như càng ít chú tâm đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức th́ nhân loại sẽ không tồn tại hoàn mỹ.

 

 

Thuỵ Anh  瑞瑛

Illinois, U.S.A., 17 April 2009

 

 

 

 

 

 

 

*   *  *

 

 

 

 

 

 

***  投稿電郵請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

啓明网站  |  Copyright © 2004 - 2009  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer