禮義廉恥  -  LỄ NGHĨA LIÊM SỈ

 

 

 

 

 

 

 

Xă hội hiện nay phải chăng con người ít c̣n biết “liêm sỉ” là ǵ nữa? Xă hội ngày càng hiện đại th́ tư duy của con người cũng thay đổi nhưng dường như chiều hướng thay đổi không phải là hướng tích cực mà ngược lại là hướng tiêu cực càng nhiều.

 

Ai cũng chỉ muốn khi có cơ hội là thẳng tay vơ vét để bỏ túi riêng mà không hề ngần ngại hay e dè. Ví dụ như những người có tấm ḷng nhân ái, tấm ḷng hảo tâm muốn giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hay những người quá nghèo khổ để cứu giúp họ qua cơn hoạn nạn “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” th́ những của cải vật chất ấy lại không đến tận tay người nghèo được trọn vẹn.   Nó bị hao hụt trên đường vận chuyển, rồi khi đến được tay những người nghèo ấy th́ chỉ c̣n lại một phần nhỏ nhoi. Nếu ai cũng “biết” hai chữ “liêm - sỉ” th́ họ đă không vơ vét bỏ túi riêng của ḿnh mà nghĩ đến người nghèo đang cần sự giúp đỡ ấy biết bao. Bởi vậy đứng trước thực trạng xă hội ngày càng xuống dốc về “lễ - nghĩa - liêm - sỉ” th́ người dân chỉ biết than trời. Tuy thời đại nào cũng có, nhưng thời đại hiện nay th́ càng ngày càng lún sâu vào cái hố do con người tự đào để rồi không thể quay đầu trở lại được nữa và cái hố đó cũng chính là nấm mồ sẽ chôn vùi tâm tư trí óc của con người mà không ǵ tẩy xoá được.


“Liêm - sỉ” là tính rất hay của loài người v́ người mà không “liêm” th́ cái ǵ cũng tham cũng lấy, không “sỉ” th́ việc ǵ cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác ǵ giống vật. Nhất là những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô “liêm - sỉ” th́ nhà phải suy bại, nước phải nguy vong. Nghĩ cho kĩ th́ “sỉ” cần hơn “liêm”. Người không liêm là việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.


Chính v́ vậy, người thầy là người xây dựng h́nh tượng vun đắp tương lai cho đất nước luôn tâm niệm làm sao vạch ra một hướng đi cho mầm non. Những thế hệ mầm non được giáo dục ở nhà trường việc đầu tiên là phải biết lễ nghĩa, phép tắc. Nhưng khi lớn lên th́ những tư tưởng ấy không c̣n đọng lại trong tâm trí nữa mà lại h́nh thành một khái niệm khác --  là phải mưu cầu danh lợi, chỉ nghĩ tới cái riêng mà quên đi cái chung về những ǵ được dạy dỗ và được học từ ghế nhà trường.   Cũng như những ǵ được học từ sách vở, từ các câu ca dao - tục ngữ, danh ngôn của người xưa để lại khuyên dạy con cháu ngàn đời là phải “chí công vô tư, cần kiệm liêm chính” là phải công tư phân minh rạch ṛi. Sống làm sao để rạng ngời công danh vinh hiển về sau. Bởi vậy mới có câu “Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh” nếu như tất cả mọi người thấy được cái sai trái mà tránh xa th́ thế giới này toàn là màu hồng tươi đẹp và hoà b́nh hết rồi… Đâu có cảnh xâm chiếm giết hại lẫn nhau chỉ v́ muốn làm “bá chủ”. Đây là hồi chuông đáng báo động cho thế hệ trẻ đừng lầm đường lỡ bước nữa. Các bậc phụ huynh cũng phải có bổn phận khuyên răn giáo dục con em ḿnh là phải nh́n nhận được những điều hay lẽ phải và nên dành thời gian cho gia đ́nh nhiều hơn, đừng chỉ v́ mưu sinh mà quên đi bổn phận làm cha làm mẹ của ḿnh. Họ lúc nào cũng lao vào kiếm tiền như con thiêu thân và nghĩ “có tiền mua tiên cũng được.”   Cái phẩm chất cao quư nhất của loài người là phẩm hạnh đạo đức vô giá, “đồng tiền không phải là vạn năng.” Một mặt nhà trường giáo dục các em phải biết phép tắc, lễ nghĩa nhưng c̣n phía gia đ́nh th́ không? Thử hỏi người là thần tiên có phép nhiệm màu cũng không thể nào lay chuyển được tư tưởng suy đồi như vậy? V́ thế ông cha ta có câu “gần mục th́ đen, gần đèn th́ rạng.” Nhà trường luôn dạy các em những điều hay lẽ phải, “nhặt được của rơi, trả người bị mất” , “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “muốn con hay chữ th́ kính lấy thầy” v,v… Đứng trước thực tại của xă hội hiện nay, vai tṛ của người thầy không c̣n được coi trọng nữa v́ chính các bậc phụ huynh không làm gương cho con cháu ḿnh, thiếu kính trên, nhường dưới. Như vậy th́ họ đang trực tiếp h́nh thành khái niệm không hay và lệch lạc vào đầu óc non nớt của con em họ một lối sống, cách nghĩ, thử hỏi có “liêm -sỉ” hay không? Muốn người khác tôn trọng ḿnh th́ chính bản thân minh phải tôn trọng ḿnh trước đă.  Họ chỉ biết con họ là nhất c̣n con người khác th́ không? Ḿnh quư con th́ người khác cũng quư con họ đâu thua kém ǵ. Con người ai mà chẳng có cảm xúc, có ḷng tự trọng phải không ạ? Người lớn tự h́nh thành cho trẻ những hướng đi lệch lạc th́ thử hỏi sau này tương của của thế hệ trẻ sẽ thế nào? Chính v́ vậy mà bọn trẻ thời nay kém hoặc không quan trọng “lễ - nghĩa”.   Đó là căn bản nền móng để h́nh thành nhân cách, một phẩm chất đạo đức của con người. Đây là một cái nh́n ngán ngẫm cho xă hội khi con người muốn vươn tới một đích cao siêu tốt đẹp nào đó chỉ là trên giấy tờ, h́nh thức, lư thuyết mà thôi. Thực tế th́ không phải như vậy. Những bậc lăo thành quá ngao ngán đứng trước thực tại của xă hội mà than rằng: Than ôi! Người đời bây giờ có phải đa số là người “vô liêm sỉ”; “bất trí sỉ” không? Nếu quả thật th́ người ta ngậm ngùi than thở rất là phải. V́ “liêm” , “sỉ” là nền tảng của đạo làm người. Ở đời c̣n có sỉ th́ hiếu để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm c̣n được. Chứ liêm, sỉ đă mất, nhất là sỉ th́ c̣n ǵ là luân thường đạo lư và mong cậy vào đâu nữa. Con người đă đến vô sỉ  th́ tuy mặc áo, đội mũ mà như con chim, con muông, c̣n cái ǵ là kiêng nể là không dám làm.


Liêm:  Tính phân minh ngay thẳng, không lấy của bất nghĩa.
Sỉ:  Sự hổ thẹn, tự ḿnh lấy làm khó chịu, nhục nhằn trong ḷng.

 

 

Thuỵ Anh  瑞瑛

Illinois, U.S.A., 30 April 2009

 

 

 

 

 

 

 

 

 

***  投稿電郵請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

啓明网站  |  Copyright © 2004 - 2009  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer