Dịch nghĩa:
Năm Nguyên Ḥa 10 1 ta bị biếm chức đi làm Tư mă 2 quận Cửu giang 3.
Mùa thu năm sau đi tiễn khách ở cửa sông Bồn 4
nghe trong thuyền có kẻ gảy đàn t́ bà 5, tiếng
đàn cứng cát (nghe) có giọng kinh đô. Hỏi đến người th́ vốn là gái ca xướng ở
Tràng an từng học đàn ở hai thiện tài 6
hộ Mục và họ Tào. (Nay) tuổi lớn sắc suy, nương thân làm vợ người lái buôn. (Ta) bèn sai dọn
rượu, bảo
(nàng) mau đàn cho vài khúc. Đàn xong (nàng) tự kể lể các việc hoan lạc thời trẻ, nay (phải) trôi nổi héo hon, chuyền thành kẻ cơ nhỡ chốn giang hồ.
Ta bị giáng chức đă hai năm, đă điềm nhiên an phận (nay) xúc động v́ lời lẽ ấy của nàng, đêm ấy mới bắt đầu học được
ư nghĩa về
cảnh ngộ lưu đày, nhân đấy làm bài trường
ca ngâm tặng nàng, dài 616 lời, đặt là T̀ BÀ HÀNH.
*
* *
Tiễn khách ở đầu
sông Tầm dương 7 vào ban đêm,
Lá phong 8, hoa lau, hơi thu se sắt.
Chủ nhân xuống ngựa (cùng) khách ngồi
vào thuyền.
4. Nâng chén
rượu muốn uống (mà) không có tiếng tơ
trúc
Say không thành vui (do) buồn thảm v́ cùng
ly biệt,
Lúc ly biệt, trăng tắm trong sông mênh
mông.
Bỗng nghe trên sông có tiếng (đàn) t́
bà,
8. Chủ
nhân quên về, khách không ra đi.
T́m theo tiếng đàn lén hỏi người
đàn là ai.
Tiếng t́ bà ngừng, muốn đáp
nhưng c̣n chờ,
(Ta) dời thuyền gần nhau, yêu cầu
gặp nhau,
12. (Lấy)
thêm rượu, thắp lại đèn mở tiệc lần
nữa.
Ngh́n gọi muôn réo mới xuất hiện,
C̣n ôm đàn t́ bà che nửa mặt.
Vặn trục gảy đàn vài ba tiếng,
16. Chưa
thành khúc điệu mà nghe đă có t́nh.
Ư tứ của từng tiếng ếm
nén vào từng dây đàn.
Như bày tỏ nỗi bất đắc
chí 9 cả đời nàng.
Chau mày quen tay gảy tiếp tục,
20. Nói hết
chuyện buồn vô hạn trong ḷng.
Nhẹ nhàng khoan thai gảy rồi khêu 10
Mới đầu là khúc nghê thường,
tiếp sau là khúc lục yêu.
Dây lớn (nghe) rào rào như mưa gấp,
24. Dây nhỏ (nghe) thiết tha
như nói chuyện riêng.
Rào rào thiết tha đàn lẫn lộn
nhau,
(Như có) ngọc lớn ngọc nhỏ
rơi xuống mâm ngọc.
(Như) oanh hót líu lo tít trong luốn hoa cao
thấp quanh co
28. (Như) nước suối
róc rách chảy xuống băi cát ven sông.
(Như) nước suối lạnh chảy
chậm lại, dây đàn ngừng dứt,
Ngừng dứt không thông, tiếng dần
ngớt.
(Nghe) đặc biệt u sầu, sinh ra nỗi
oán ngầm.
32. Lúc bấy giờ không có tiếng
(đàn) hay hơn có tiếng (đàn)
B́nh bạc chợt vỡ nước bắn
tung tóe,
Quân thiết kỵ 11 xộc ra tiếng
đao thương khua vang. 12
Xong khúc đàn, thu hết tâm hồn gảy
ra một vạch,
36. Bốn dây góp chung một tiếng
như xé lụa.
Thuyền bên đông ghe bên tây lặng lẽ
không tiếng nào,
Chỉ thấy trăng thu trắng toát
ḷng sông.
(Nàng) trầm ngâm giắt que gảy 13
vào dây đàn,
40. Chỉnh đốn áo xiêm
đứng lên nghiêm vẻ mặt.
Tự nói (ḿnh) vốn là gái kinh thành,
Nhà ở chân g̣ Ễnh ương.
Tuổi mười ba đă học lành
nghề đàn t́ bà
44. Tên được ghi vào nhóm
đầu của nơi dạy đàn.
Mỗi lần đàn xong một khúc đều
làm giới thiện tài khâm phục
Mỗi lần trang điểm xong đều
bị các nàng gái đẹp ghen tị.
Đám trai trẻ ở Ngũ lăng 14
tranh nhau quấn lên đầu (nàng)
48. Cứ mỗi bản đàn
là không đếm xiết số dải lụa hồng.
15
Hoa điền 16 lược bạc
gơ nhịp găy cả.
Quần lụa màu huyết dụ của
nàng bị rượu vẩy lên làm ố.
Năm nay vui cười rồi lại
năm sau,
52. Trăng thu gió xuân 17
đều không quan tâm.
Em trai ṭng quân, bà d́ chết,
Chiều đi sớm đến 18
nhan sắc cũ đi.
Trước cổng ngựa xe lèo tèo ít dần
56. Già cả gả làm vợ
lái buôn.
Lái buôn đặt nặng lợi lộc
coi nhẹ biệt ly,
Tháng trước đă đi Phù
lương mua trà.
Đi rồi (thiếp) giữ thuyền
trống ở cửa sông,
60. Quanh thuyền (là) trăng
sáng, nước sông lạnh.
Đêm sâu chợt mơ chuyện thời
tuổi trẻ,
Khóc trong mơ làm nước mắt ràn rụa
nḥe đỏ màu trang điểm.
Ta nghe (tiếng đàn) t́ bà đă xót xa,
64. Lại nghe những lời ấy
làm tấm tức lần nữa.
Cùng là người lưu lạc chân trời,
Gặp nhau (là thân quen rồi) cần ǵ phải
từng biết nhau.
Ta giă từ kinh vua từ năm ngoái,
68. Bị lưu đầy ốm
mẹp ở thành Tầm dương.
Tầm dương chốn quê mùa không có
âm nhạc,
Cả năm không có tiếng tơ trúc.
Trú khề Bồn thành đất ẩm
thấp
72. Lau vàng vơ, trúc c̣i cọc mọc
quanh nhà.
Ở đấy sáng chiều (nào) nghe vật
ǵ đâu ?
Đỗ quyên 19 kêu rỏ máu,
vượn hót buồn thảm.
Buổi sáng nh́n hoa sông xuân, ban đêm nh́n
trăng thu,
76. Thường thường lấy
rượu ra rót một ḿnh.
Há chẳng có tiếng ca miền núi, tiếng
sáo trong thôn xóm.
(Nhưng) ngọng nghịu líu lo khó nghe.
Đêm nay nghe tiếng t́ bà của nàng nói lên,
80. Như nghe nhạc tiên tai mới
tạm nghe được.
Đừng từ
giă, hăy ngồi lại đàn một khúc
V́ nàng, ta dịch nó làm bài thơ t́ bà.
(Nàng) cảm kích lời ấy nên đứng
thật lâu,
84. Rồi ngồi gảy
thoăn thoắt dây nọ dây kia.
(Nghe) tê tái không giống tiếng (đàn) lúc
năy.
Đám người ngồi nghe đều
che (tay áo) khóc.
Trong đám ấy ai khóc nhiều nhất
?
88. Viên Tư mă châu Cửu giang
ướt đẫm áo xanh.
Chú thích nguyên tác:
1.
Nguyên
ḥa: Niên hiệu Đường Hiến
Tông (806-820) Nguyên Ḥa 10 tức 816.
2.
Tư
mă: Thời cổ đấy là chức
tổng quản quân đội. Thời Đường
chỉ là chức Đồng tri phủ.
3.
Cửu
giang: Một huyện thuộc tỉnh
Giang Tây.
4.
Sông Bồn: C̣n
có tên khác là Long Khai, phát nguyên từ núi Thanh Bồn huyện
Thụy Xương tỉnh Giang Tây.
5.
T́ bà: Loại
đàn 4 dây, thùng đàn có h́nh giọt nước, đầu
đàn cong găy xiên về phía sau.
6.
Thiện
tài: Nhạc công giỏi.
7.
Tầm
dương: Tên sông ở Giang Tây.
8.
Lá
phong: Lá bàng, ở mùa thu, lá vàng nhiễm
sương biến ra đỏ rất đặc
trưng.
9. Bất đắc chí: Không
hoàn thành được chí nguyện cả đời.
10. Gảy rồi khêu:
Chơi đàn t́ bà người ta dùng que cứng và dẻo,
đánh tới là gảy, móc lui là khêu (tương tự
chơi đàn ghi ta)
11. Thiết kỵ: Lính
kỵ mă tinh nhuệ.
12. Đao thương: Loại
khí giới như mă tấu nhưng cán dài (đại
đao) cùng giáo búp đa (thương).
13. Que gảy: Vật dụng chơi
đàn thường chuốt bằng cật tre hoặc
xương, sừng. Lúc không đàn, người ta giắt
ngang vào cây đàn.
14. Ngũ lăng:
Năm g̣ cao ở Tràng An, nơi qui tụ nhiều nhà
cao cửa lớn của giới quyền quí.
15. Dải lụa hồng: Dải
lụa mỏng màu đỏ của đoàn ca nhạc
bán cho khách thưởng thức dùng quấn lên đầu
nhạc công để thưởng tài đàn. (Ban tổ
chức dựa vào số dải lụa ấy tính thù
lao).
16.
Hoa
điền: Nguyên văn “Điền đầu”
chỉ loại trâm có chạm hoa.
17.
Trăng
thu gió xuân: Ám chỉ t́nh cảm và tuổi tác.
18. Chiều đi sớm đến: Chỉ
thời gian trôi nhanh.
19. Đỗ quyên: Cũng
gọi là đỗ vũ, tử qui, quốc, cuốc
... Loài chim sống từng đôi trống mái ở ven
đầm nước. Khi mất bạn chúng đều
kêu cho đến lúc kiệt sức, thổ huyết rồi
chết.
(Chú ư: Phần dịch nghĩa
này được thực hiện cốt làm nổi bật
nét tài hoa của người dịch thơ (Phan Huy Chú)
xin đơn cử trường hợp sau:
- Ở câu 77
(Khởi vô sơn ca dữ thôn
địch), Bạch Cư Di bảo rằng ḿnh
vẫn được nghe lời ca tiếng sáo
nhưng không thỏa măn nhu cầu thưởng thức
nghệ thuật như khi nghe tiếng đàn t́ bà của
người cựu kỹ nữ trôi giạt về bến
Tầm dương.
Cách nói ấy của Bạch
Cư Dị chỉ đạt sức thuyết phục
mới phân nửa, bởi “sơn ca thôn địch” có
khi c̣n xuất sắc hơn những ǵ các “kinh thành nữ”
trổ tài nếu nó được hát lên, thổi lên
để bày tỏ nỗi niềm tâm sự của những
cao nhân ẩn sĩ tài hoa hay của những tao nhân mặc
khách c̣n chờ thời hay đă hết thời (như
trường hợp nàng cựu kỳ nữ ?).
Khi Phan Huy Thực chuyển
ư ấy ra “ca rừng địch nội” là ám chỉ
đám tiều phu cùng mục đồng. Họ thường
ít học hay thất học, lại quê mùa, chưa hề
lịch lăm giang hồ. Giới ấy chỉ cần biết
hát cho vui, thổi cho kêu, chả cần trau dồi tài
nghệ ở bất cứ “giáo phường” nào.
Chuyển “núi” ra “rừng”,
“thôn xóm” ra “đồng nội” là cách xử lư tuyệt
khéo, v́ xưa nay “sơn - lâm” và “thôn – dă” vốn là những
từ ghép khá hữu cơ.
Với “ca rừng địch
nội”, Phan Huy Thực đă đạt đến
đỉnh cao của tinh thần “Dịch là sáng tác lại
lần nữa” theo cách nói của người
phương Tây hay là “nâng tác phẩm lên tầm cao mới”
(như cách nói hôm nay).
Thái Trọng
Lai
太重来 (dịch)
|