VÀO NGHỀ

 

 

 

 

 

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ở tuổi tổng kết đời ḿnh, tôi chợt trở nên tha thiết với mọi kỷ niệm đă nếm trăi trong suốt chiều dài quá khứ.

 

Nếu ai t́nh cờ ghé mắt vào những ǵ tôi ghi chép về ḿnh, dễ ngờ rằng tôi hư cấu, phóng đại nhằm ư đồ…chơi trội với đời.  Nghĩ như vậy, xét cho cùng cũng phù hợp với tâm lư b́nh thường, người ta chỉ quan tâm phần nổi của tảng băng mà không muốn h́nh dung phần ch́m của nó.

 

Thật ra, một cuộc đời dù thầm lặng đến đâu th́ phần ch́m của nó cũng vẫn có ít nhiều phẩm chất nhân văn đáng nhớ đáng nhắc.

 

Không ǵ đáng buồn bằng tuổi về già chợt  quên sạch quá khứ, chỉ thấy cô đơn trống rỗng, giác quan thoái hóa, sức khỏe suy giảm, bè bạn hao hụt dần dần về lượng lẫn chất, miễn cưỡng chịu đựng cuộc sống vô nghĩa.

 

Những người, những việc được nhắc ở đây chỉ để làm nổi bật màu sắc của kỷ niệm, làm gia vị đậm đà cho hồi ức, người đọc chớ nên nghĩ rằng người ghi có ư đồ truy cứu, phê phán hay suy tôn.

 

 

Người Ghi

 

 

DẠY HỌC, CHẤM THI,  NHỚ G̀  GHI NẤY

 

Ở vào tuổi tôi hiện  nay, nói “nhớ ǵ ghi nấy” th́ có nghĩa là nhớ không đủ và ghi không đủ.

 

Ở đây chỉ nhắc lại những kỷ niệm kỳ lạ, hay ho, thú vị đối với quăng đời dạy học của tôi.  Chưa chắc những điều nhớ ghi này có những tính chất ấy đối với người đọc.

 

 

 

Tôi đến với phấn trắng, bảng đen, mực đỏ ở tuổi mười chín, cụ thể là tháng 3/1952.

 

Có thể gọi việc tôi làm là “dạy chui” bởi không lệ thuộc sự quản lư nào.  Thầy chỉ mới có lớp Sáu, chỉ lớn hơn học tṛ năm ba tuổi nên tôi cho phép chúng gọi ḿnh bằng anh cho dễ nghe. Chẳng hạn lúc học tṛ thầm th́ với nhau: “Hôm qua, anh ấy đến thăm chị tao”, nhất định là dễ nghe chứ không dễ sợ như câu “Thầy ấy đến thăm chị tao”.

 

Trường chỉ oai một chút ở cái tên, thật ra đấy chỉ là ngôi trại lợp tranh, phên vách đại khái nên thường gặp những chuyện bực ḿnh. Đấy là những chú gà, chú chó mỗi khi hứng t́nh cứ nhè lúc trường đang đầy nhóc học tṛ mà chạy đại vào rượt nhau loanh quanh dưới gầm bàn, dăy ghế, ve văn nhau, làm tṛ bậy bạ với nhau. Tôi mà dại dột can thiệp vào mấy vụ tào lao đó th́ nhất định là lũ tiểu yêu về nhà rồi nhớ lại cũng c̣n cười sằng sặc một ḿnh như ma ám. V́ vậy tôi phải thét học tṛ làm hộ th́ có đứa rắn mắt trêu ngầm:

 

-         Kệ nó anh à! Để coi cho vui!

 

Những trường hợp này nếu đừng làm “anh” chắc công việc sẽ trôi chảy chứ không bị loại học tṛ ba gai giỡn mặt đến thế.

 

Điều tạo ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi là hồi ấy có một phụ huynh ở làng bên đóng học phí cả ba tháng liền cho con bằng tờ bạc độc lư (mệnh giá 100 đ). Khi mới phát hành, tờ bạc ấy có giá trị khổng lồ (năm sào vườn tôi đang ở, khi ấy bố tôi chỉ mua với giá 40 đồng!). Lái xe đường trường Lào - Việt lương tháng chỉ 5đ, chuyến nào có kèm thuốc phiện lậu mới được công ty vận tải thưởng ngầm một tờ như thế, muốn đổi tiền lẽ ra tiêu, phải dẫn theo năm ba người, đứng tên chung một lá đơn xin đổi th́ nhà băng Đông Dương và mật thám mới đỡ để ư.

 

Đấy là chuyện trước đấy ngót nữa thế kỷ. C̣n lúc tôi vào nghề dạy th́ loại bạc độc lư ấy đă…tuyệt tích giang hồ. Nhiều chục năm trời không ai c̣n dùng nó vào việc giao dịch nữa (trừ tôi và vị phụ huynh nọ). Chạm tay vào tờ giấy bạc to gấp rưỡi trang vở học tṛ, tâm trạng tôi bồi hồi bâng khuâng chẳng thể nào giữ cho nó b́nh thản được.

 

Ấn tượng thứ hai của thời ấy để lại cho tôi là vụ điều đ́nh với…quân đội Liên hiệp Pháp.

 

Hôm ấy, quân Pháp tảo thanh. Chúng rải một toán da đen rạch mặt đứng dọc đoạn quốc lộ gần trường, súng cầm tay lăm lăm, lại cắm lưỡi lê sáng quắc. Toán lính lê dương này án ngữ ở đây để chận đường thoát thân của du kích xóm trên. Cả một chuyện lớn đến thế nên tên nào tên nấy mặt mũi lầm ĺ như đang bị táo bón, trông thật khó coi. H́nh như kỷ luật nhà binh cấm chúng xí lô xí là với nhau trong lúc đang làm nhiệm vụ này.

 

Mấy đứa học tṛ ra về đến quốc lộ đều bị đuổi quay ngược lại. Cả chục đứa không về nhà được th́ gay to, nhất là làng xóm đang dậy tiếng giầy đinh ngược xuôi bố ráp. Cha mẹ chúng chắc là lo quưnh khi thấy trời đă khá trưa mà chưa đứa nào về. Tôi dẫn toán học sinh vừa đi vừa nháp trong trí ḿnh một số câu cần nói. Vốn liếng ngoại ngữ lớp Sáu của tôi quả là “nghèo rớt mồng tơi” mà dám đấu khẩu với Tây thứ thiệt th́ thật là gan cóc tía! Chuyện chẳng đặng đừng đấy thôi!

 

Tôi kéo đàn rồng rắn đến trước mặt viên sĩ quan Pháp, ch́a tay ra:

 

-         Chào ông, tôi là thầy giáo của bọn trẻ này. Chúng ở cách đây hơn 1km nên buổi sáng không kịp ăn ǵ. Giờ đây nếu nhịn tiếp bữa nữa th́ có lẽ chúng không chịu nổi.

 

Viên sĩ quan bắt tay tôi, giọng tỏ ra ḥa nhă:

 

-         Lệnh nhà binh. Không làm trái được đâu.

 

Tôi hỏi:

 

-         Các ông ngăn kẻ trên xóm kia chạy xuống. Đúng không?

 

-         Đúng thế!

 

-         Vậy học tṛ tôi đi về xóm kia tức là chạy lên trên ấy chứ có phải trên ấy chạy xuống đâu?  Lệnh nhà binh chắc không cấm chạy lên?  Đúng vậy chứ? Chúng nó lại đang đói. Ông cho chúng về ăn cơm nhé!

 

Lăo nghĩ ngợi mấy giây rồi đáp:

 

-         Đồng ư!

 

Thế là từ đấy một kẻ mới học hết lớp Sáu như tôi bỗng dưng trở thành “ông giáo giỏi tiếng Tây”, cho nên thỉnh thoảng tôi phải làm hộ mệt nghỉ mọi đơn từ cho dân trong làng, khi th́ xin vào khuôn viên đồn bốt để bốc mả, khi th́ xin đi tắt ngang đồn cho…kịp giờ lễ cưới, hoặc đỡ phải gồng gánh nông sản xa đường, v.v…Cố nhiên là tôi viết toàn tiếng bồi, nói toàn tiếng bồi, tôi vét cho đủ tiếng để nói, để viết đă khổ nhất trần đời rồi mà bắt gă Tây đồn trưởng nọ hiểu đúng ư tôi chắc gă khổ lên khổ xuống c̣n cực hơn tôi rất nhiều.

 

Tội nghiệp cho lăo ta bị trời xui đất khiến thế nào nhè đụng nhầm phải tay tôi mới là điều đại thê thảm. Măi đến nay mỗi lần nghĩ lại những ngày ấy tôi thấy ḿnh cứ thương thương lăo mũi lơ râu quai nón ấy.

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 8, 2008

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2004 - 2008  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer