TUYỂN SINH

 

 

 

 

 

 

 

Viện đại học Cộng đồng Duyên Hải Nha Trang mở năm 1973. Chỉ có hai khoa: Khoa Sư phạm và khoa Ngư nghiệp.

 

Tôi cùng ba giáo sư khác trong tỉnh được mời chấm môn Văn.  Đấy là lần đầu tiên tôi tham gia Ban giám khảo tuyển sinh Đại học.  Chúng tôi toàn là giáo sư Trung học Đệ nhị cấp.

 

Bốn người chúng tôi vừa lập thang điểm xong chưa chấm thực sự bài nào th́ một tờ báo ở Sài G̣n đă đăng bài chỉ trích là có “c̣” tác động việc chấm thi.  Chúng tôi bèn ngưng việc, đ̣i tờ báo nọ làm rơ và yêu cầu Đại tá Tỉnh trưởng bấy giờ ra lệnh mở cuộc điều tra t́m thủ phạm chạy điểm lẫn thủ phạm vu khống.

 

Làm to chuyện là điều bất lợi cho trường Đại học thứ 5 mới mở của Chính phủ nên lănh đạo chính quyền sở tại đến tận nơi làm việc của chúng tôi vuốt giận các giám khảo và yêu cầu chấm tiếp. Bản thân ông Viện trưởng cũng ngại tai tiếng làm hoen ố thanh danh. Kẻ phá hoại thoát nạn ngon lành mà không hề mất chút công chạy chọt ǵ cả. Hên thật!

 

Để đánh dấu việc dàn xếp này, ông Tỉnh trưởng mời mọi người một chầu bí tỉ ở nhà hàng Pháp duy nhất trong thành phố. Ông ta cố làm cho các giám khảo “chịu chấm bài” nhưng lại khiến chúng tôi “không thể chấm bài.”  Phải chờ sáng hôm sau cho phai cơn bí tỉ đă.

 

Kỳ thi tuyển năm sau, số thí sinh dự tuyển đông hơn và giám khảo cũng tăng cường mấy vị.

 

Có một bài thi nọ phải chấm bằng ba giám khảo. Giám khảo I là giáo sư VT, giám khảo II là giáo sư Sài G̣n. Giám khảo III là tôi.

 

Chủ khảo đồng thời là Trưởng khoa Sư phạm có vẻ ngán ngẩm đem t́nh huống ra mổ xẻ:

 

-         Cùng một bài, tại sao mấy ông cho điểm cách biệt nhau ghê gớm vậy? Đề nghị đánh giá đúng đắn cho. Để thế này không ổn đâu.

 

Tôi lên tiếng:

 

-         Chuyện không ổn tôi đă giải quyết cho ông rồi đấy thôi. T́nh huống này rất rơ: Giám khảo I thực sự không chấm bài, giám khảo II chấm nghiêm túc và tôi cũng vậy.

-         Ông cũng vậy sao trội hơn giám khảo II tới 4 điểm?

 

Tôi phân tích:

 

Nguyên tắc chấm nhiều lần buộc giám khảo không được đánh giá trực tiếp trên bài thi, v́ vậy có đọc kỹ hay không rất khó nhận biết. Riêng bài này có vấn đề là tŕnh bày không giống ai (thí sinh viết toàn bài bằng chữ in hoa, lại viết vào giữa hai lằn vạch chứ không viết trên lằn vạch như b́nh thường) tôi nghi rằng lối tŕnh bày này bị giám khảo I coi là “đánh dấu” nên tự ư cho điểm loại hoặc điểm rất thấp cho bơ ghét.

 

Giám khảo II không hiểu nhầm như giám khảo I nên cho điểm b́nh thường theo sự đánh giá chủ quan. Giám khảo III bèn suy diễn rằng ḿnh bị gọi vào cuộc có lẽ v́ hai điểm kia chênh nhau quá, nếu không chênh, chắc chủ khảo không cần đến giám khảo III. Chất lượng bài  này xứng đáng nhận điểm trung b́nh, nhưng nếu tôi cho điểm trung b́nh th́ tính ra thí sinh nọ vẫn thiếu điểm, như vậy là bất công quá quá rơ, thành thử tôi phải bù điểm cho thí sinh này khỏi hỏng oan chỉ v́ cơn bực bội ngẫu nhiên của giám khảo I.

 

Đem so ba bảng điểm quả nhiên là 4, 11, 15. Nếu chủ khảo quan liêu một chút th́ thí sinh đó chỉ có số điểm 04/20 hoặc nếu tôi không vào cuộc thí sinh nọ chỉ đạt điểm số : (4+11) : 2 = 07,5/20.  Nhờ có giám khảo III suy diễn chủ quan mà điểm số được nâng thành (4 + 11 + 15) : 3 = 10/20, thích hợp với chất điểm bài làm hơn.  Trong quá khứ tôi đă từng làm cho chủ khảo hiểu nhầm là “vất điểm bừa băi” nhưng t́nh huống bấy giờ ít phức tạp hơn  tôi chỉ làm giám khảo II (không có giám khảo III).

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 3, 2010

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2010  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer