Thiên Hựu là chuyển từ tên
PROVIDENCE (thượng đế). Những ai từng học
hay dạy ở đấy thích dùng tên cổ cho “sang”
hơn. Đây là một trường đồ sộ,
kiến trúc kiểu Pháp, khuôn viên thoáng đăng (cơ
ngơi ấy nay là khuôn viên Đại học Khoa học
xă hội và Nhân văn). Điều đặc biệt
là nơi đây qui tụ nhiều nhà giáo có ảnh
hưởng lớn về chính trị trong thời
điểm ấy. Nếu trường ḍng B́nh Linh có
thi nhân Hàn Mặc Tử góp phần tô điểm cho thi
đàn th́ trường ḍng Thiên Hựu cũng cung cấp
cho đời một nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn. Họ Trịnh hay hơn nhà thơ nọ v́ tài
năng của ông đă làm giàu (cả nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng) cho khá nhiều người, trong số
đó có lắm người “kiếm” sống khá
hơn hẳn họ Trịnh.
Tôi vào dạy trường này chỉ
v́ nó quá danh giá. Khi chính quyền nhà Ngô sụp đổ,
nhà giáo dạy văn lớp Đệ tam (lớp 10
ngày nay) được dành cho một “chiếc ghế”
nào đó ở bộ giáo dục. Tôi được nhà
trường chọn hoảng để thay ông ta. Biết
làm sao được? Chẳng qua trường gặp
bí quá đấy thôi!
Một hôm nọ tôi ra đề Tập
làm văn “B́nh giảng câu nói nổi tiếng của
nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: ‘Không thành công th́
thành nhân’ ”.
Về nhà trọ tôi mới nh́n
lướt mấy bài, nhận ra cả lớp đều
hiểu sai hai tiếng “thành nhân” là “nên người”
trong khi nghĩa thực của hai chữ đó là “làm
nên điều nhân đức”. Không thể giải quyết
tại lớp được v́ rất dễ gây ầm
ĩ. Nếu các linh mục vào cuộc th́ bắt buộc
tôi phải nhịn thua, không thể giở lư sự Quảng
Nam
ra nổi.
Hôm sau, tôi ghé ngay tiệm sách, t́m xem
có sách mẫu nào giải đúng câu nọ không, té ra tất
cả đều hiểu sai. Thực ra, Nguyễn Thái
Học (1901-1930) từng học bảy năm chữ
Hán rồi mới quay sang học chương tŕnh Pháp.
Câu nói ấy của ông thắm đậm tinh thần
Khổng Tử: “Những kẻ sĩ có chí, những
người nhân đức, họ không cần bám lấy
mạng sống để làm hại sự nhân đức,
họ có thể chịu giết để làm nên điều
nhân đức” (Chí sĩ
nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, khả sát thân dĩ
thành nhân - Khổng Tử).
Gặp t́nh h́nh này, tôi phải xử
trí cách nào đây?
“Nói lại cho đúng” th́ phải thật
là may mắn nhất đời mới có người
chịu coi tôi là “người hùng” trong việc t́m hiểu
từ ngữ. Người coi tôi như thế phải
là người thấm nhuần sâu sắc phương
châm xử lư tri thức của Ban cố (32-92) đời
Hán, phát biểu từ 19 thế kỹ trước, tức
là phải “…lật đi lật lại, tham khảo kỹ
lưỡng, không nên lấy cái vào tai trước làm chủ”
(…phản phúc tham khảo, bất dĩ
tiên nhập nhĩ vi chủ đă – Ban Cố). Người thấm nhuần
ư thức ấy th́ dẫu có t́m cả vạn người
chưa chắc có được một người!
Nếu nắn lại cách hiểu,
tôi c̣n bị oán là … phá hoại việc kinh doanh của
nhà xuất bản Sống Mới (nơi phát hành sách giải
đề theo hướng “nhân” là người chứ
không phải là “nhân đức” của chí sĩ) và rất
có thể tôi c̣n bị nhà trường đánh giá là
“đần” khi dám ngang nhiên nhồi nhét tư tưởng
Nho giáo vào môi trường khá đậm đặc tinh
thần Thiên chúa giáo, nhất là tôi lại c̣n đang thời
kỳ … thử việc!
Suy đi nghĩ lại, tôi giở
thủ đoạn bá đạo là báo cho học tṛ biết
rằng thầy vừa bị … mất cặp! Tôi phải
cấp tập sắm ngay cặp mới mặc dù cặp
ḿnh chưa cũ. Có lẽ măi đến nay cựu học
sinh lớp Đệ tam ngày ấy vẫn c̣n tin thầy
nói thật và “vụ án mất cặp” mới bị
phơi bày nhờ thủ phạm đích thân tự thú.
Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师
Việt Nam, Tháng 9, 2008
|