JEANNE D’ARC

 

 

 

 

Tượng Jeanne d’Arc

 

 

 

 

Jeanne d’Arc là tên ngôi trường Trung tiểu học “xịn” nhất mà tôi được biết về mặt cơ sở vật chất và sự đăi ngộ giáo sư. Trường thuộc tài sản của Giáo hội và do giáo hội Vatican trực tiếp quản lư, tài trợ kinh phí khá rộng răi. Giờ ra chơi, các thầy cô tụ tập ở pḥng hội đồng, mở tủ lạnh lấy ra nước ngọt, trái cây, thỉnh thoảng có nem chả, rượu bia đăi nhau thoải mái cho đúng tinh thần của người bồ tát, của ḿnh buộc lạt.

 

Năm 1962, tôi vừa đỗ kỳ thi tuyển Sư phạm. Khoảng một tuần sau, ngẫu nhiên tôi nhận được thư mời của trường ấy.

 

Đây là điều đáng ngạc nhiên v́ bấy giờ ở Huế có Hiệp hội giáo sư tư thục do ông LMĐ làm chủ tịch. Trường tư nào mời người cộng tác giảng dạy, phải gơ cửa ở đấy để Hội cung cấp thành viên đạt tiêu chuẩn. Sinh viên tuyệt đối không được hành nghề v́ chưa đạt tiêu chuẩn tŕnh độ, dễ làm mất uy tín chung của nghề giáo.

 

Các trường Công giáo không chịu thừa nhận sự khống chế ấy v́ uy tín họ đă tạo được từ lâu, đầu ra của các trường ấy lại có nhiều phần tử xuất sắc trong nhiều lănh vực của xă hội.

 

Jeanne d’Arc (1412 - 1431) vốn là nữ anh hùng nước Pháp, nổi tiếng lẫy lừng khắp thế giới. Khi quân Anh xâm chiếm lănh thổ, bà chỉ là một cô gái chăn cừu, bà dùng sức mạnh tôn giáo động viên mọi người tham gia chiến đấu vệ quốc. Bà bị quân Anh bắt, xử tử trên giàn hỏa lúc mới mười chín tuổi. Bà được Giáo hội phong thánh. Các nữ tu thường dùng tên thánh Jeanne đặt cho họ nên đi đâu cũng gặp “xơ Jeanne”.

 

Hiệu trưởng ở đây là một “xơ Jeanne”. Vị tiền nhiệm cũng là “xơ Jeanne”. Đương nhiên học sinh của trường toàn là tín đồ Công giáo. Thầy cô trong trường h́nh như chỉ có tôi là ngoại đạo. Nhưng h́nh như các đồng nghiệp ấy không hề cảm thấy thế.

 

Tôi không hẹn trước nhưng sau lời tự giới thiệu, bà Hiệu trưởng bèn tiếp tôi thật niềm nở. Sau này tôi mới nhận ra rằng t́nh cảm ấy hoàn toàn không phải do tôi nhanh chóng tạo được trong phút sơ giao mà có được từ một nguồn khác.

 

Bà ta bê từ tủ hồ sơ ra một chồng giấy cao nghệu, đặt giữa chúng tôi. Tôi hốt hoảng rên thầm:

 

- Trời đất quỉ thần ơi! Điền cho xong chừng này hồ sơ th́ “sống” sao nổi? Cái ông giáo hội La Mă quản lư kiểu quái ǵ dễ làm thất đảm người ta thế này hở trời?

 

Bà bắt đầu:

 

- Nói thật với thầy, đây là 83 bộ hồ sơ xin dạy môn Việt văn lớp Đệ ngũ (lớp 8 ngày nay) của nhà trường.

 

Tôi vỡ lẽ nghĩ thầm: “Th́ ra là vậy! Hú vía!”

Bà ta tiếp:

 

- Tuy vậy, tôi không chọn người nào trong số đơn này mà chỉ chọn mời thầy v́ tin cậy vào lời bảo đảm của thầy Lệ…

 

- Tôi đă hiểu ra mọi sự và hứa ngày đến nhận Thời khóa biểu.

 

Tên đầy đủ của anh ta là Nguyễn Bá Lệ, thuộc thành phần Công giáo di cư, lực lượng hậu thuẫn dễ nể của triều Ngô bấy giờ. Lệ là giáo viên trường B́nh Linh (phiên âm tên giám mục Pellerin thời Tự Đức) Trường ấy càng nổi danh thêm một phần là nhờ góp phần đào tạo nhà thơ Hàn Mặc Tử, một thi nhân “chiếu trên” của thi đàn Việt Nam, rất được giới trí thức hâm mộ.

 

Tôi có anh bạn thân người Nha Trang sống nội trú ở trường nhờ có người chú ruột là tu sĩ cao niên ở đấy. Anh bạn nọ quen thân với Lệ, pḥng trọ họ gần nhau. Một hôm Lệ hỏi:

 

- Cậu có quen NVL không?

 

Bạn tôi ỡm ờ:

 

- Không.

 

Lệ bực bội:

 

- Sao lại không quen? Nó học ở Viện Hán học với cậu mà?

- Nhưng tôi đâu có quen? Chỉ… thân thôi!

- Hừm! Tớ hỏi đàng hoàng mà cậu trả lời đểu quá đấy nhé! Này! Hắn có thực giỏi không?

- Có.

- Thảo nào! Nó vừa đỗ thủ khoa đấy!

- C̣n thầy?

- Tớ ấy à? Đỗ thay Tôn Sơn thôi.

 

(Tôn Sơn là tên kẻ đỗ chót ở một khoa thi đời Tống - Trung Quốc. Dân học hành thi cử nhớ tên ông sâu sắc có phần ăn đứt vô số thủ khoa!)

 

Người bạn tôi đùa:

 

- Sao không gắng leo thêm vài bậc? Tám, chín ǵ đó cũng được chứ!

- Leo ǵ được! Lực bất ṭng tâm mà! Năm nay tớ không c̣n nhạy bén chuyện xôi   kinh nấu sử, nghĩ chậm viết chậm lắm! Hỏi thật cậu nhé:

- Nó sống ra sao?

- Th́ cũng tự cung tự túc, kèm trẻ, học bổng, viết bài gởi báo…

- Không có “hậu phương bền vững” à?

- C̣n lâu!

- Có bay bướm, lăng mạn không?

- Khỏi. Bạn bè đều gọi ảnh là Khổng Tử đó!

 

Ngoài việc dạy học ở B́nh Linh, Lệ c̣n đảm nhận việc chơi đàn orgue cho các buổi lễ ở Jeanne d’Arc. Anh ta thành “người nhà” của họ. Họ dành giờ cho anh là hoàn toàn phù hợp t́nh nghĩa nhưng khổ nỗi là học tṛ trong trường ngày hai buổi đều có thói quen bước sang bên kia đường tạt vào nơi dán thông cáo của Đại học để… t́m người quen, lại ṭ ṃ soi mói vị thứ của những người quen ấy nữa, thành thử ai ngồi nhằm chỗ của Tôn Sơn rất dễ bị phát hiện, vô phương củng cố uy tín là thứ mà nghề dạy học cần đến nhất, sống chết với nó nhất, V́ vậy anh nảy ra ư nhường chỗ dạy cho tôi, nhưng cố t́nh chơi tṛ gây bất ngờ. Vài hôm sau, h́nh như anh bị giáo sư Charles Bonzon hù dọa bằng bài chính tả dài thậm thượt (có kẻ 38 lỗi) khiến anh đâm nản, anh bỏ trường Sư phạm, đăng lính. Từ đó tôi chẳng có dịp nào cảm ơn anh ta. Điều ấy làm tôi ân hận măi. Tôi ân hận không phải v́ chuyện t́nh nghĩa chưa ṣng phẳng mà v́ mất cơ hội cùng sống với anh trong môi trường giáo dục học chấm thi. Một người vị tha, thánh thiện như anh, dù t́m cả nước, cả đời chẳng ḥng ǵ gặp được kẻ thứ hai. Ḷng tôi măi măi dành cho anh một vị trí danh dự.

 

Năm 1969, về Huế chấm thi Tú tài I, tôi được giao nhiệm vụ giám thị hành lang tức là đi bách bộ bên ngoài các pḥng thi, xua những kẻ to gan dám vào tận cửa pḥng thi ném bài giải. Thực ra việc ngăn chặn ấy đă sẵn có đám cảnh sát tuần tiễu dọc hàng rào, c̣n chúng tôi hoàn toàn nhàn hạ, thỉnh thoảng tạt vào pḥng này pḥng nọ, hỏi một câu bâng quơ phảng phất mùi… cấp trên:

 

- Thế nào? Ổn cả chứ?

 

Vừa hỏi vừa phóng mắt một ṿng rồi đi ra, không hề ngoái lại. Có làm vậy mới duy tŕ khí thế.

 

Trong một ṿng nh́n lướt như thế, t́nh cờ tôi bắt gặp một cặp mắt bồ câu quá ư quen thuộc đang ngước nh́n lên. Đó là cặp mắt của cô giáo dạy Tiểu học trường nọ. Thú thật là trong số hành trang rời Huế năm 1965, tôi có mang theo cả cặp mắt đầy vẻ thân thiện ấy. Tôi để ư số thí sinh trong pḥng và tính toán ra vị trí của cô ta. Khi chấm bài, có lẽ tôi đă t́m gặp nhưng cũng khó chắc chắn. Mặc dù vậy, tôi vẫn “biếu không” cho mỗi bài “khả nghi” nọ thêm ba điểm. Tức là khi nhân với hệ số, mỗi người có thêm đến 9 điểm nếu tôi “bói” đúng, và số điểm ấy rất dễ biến “nguy” thành “an” như chơi!

 

Đấy là lần duy nhất tôi chấm thi không trung thực lắm! Tôi không hề ân hận tí nào, trái lại c̣n rất hài ḷng về việc đối xử có t́nh có nghĩa như thế của ḿnh. Và tôi… lạy Chúa giúp cô ta nhận được món “quà biếu” nọ như những thí sinh may mắn ngồi kề cô ta.

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 8, 2008

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 Copyright © 2004 - 2008  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer