GIÁO SƯ PHỤ KHẢO

 

 

 

Có lẽ vị giáo sư Vật Lư nào đó vừa rời khỏi lớp học & cố t́nh lưu lại một lô toán trên bảng

nhằm vui “tặng” vị giáo sư Văn ( thầy N. V. Lại ) trong giờ kế tiếp để “trố mắt” xem chơi và xoá giùm… 

 

 

 

Những người lơ đễnh cứ tưỡng ngành giáo dục Sài G̣n trước 1975 đă lạm dụng từ ngữ nên dùng tràn lan chức danh giáo sư cho cả Trung học lẫn Đại học. Kẻ dạy lớp 6 cũng giáo sư như người hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp.Thật ra có một qui ước thỏa đáng, chẳng hạn danh thiếp ghi “ông Lê Văn X, giáo sư” th́ dùng cho trường hợp trước c̣n “giáo sư Lê Văn X” th́ dùng cho trường hợp sau.

 

Nhiều người tưởng rằng cách gọi ấy gây nên sự phân biệt “chiếu trên, chiếu dưới” nhưng thật ra cách gọi ấy mới thật là cụ thể hóa chính xác nhất cho tinh thần tôn sư trọng đạo. Kẻ đă không tôn sư th́ chẳng bao giờ trọng đạo được. Chủ trương “cào bằng” là giáo viên, trong thực tế xuất phát từ thái độ xem nhẹ vai tṛ của giáo dục trong xă hội.

 

Ai cũng hiểu chữ “khinh” có nghĩa là “nhẹ”, nhưng khi người ta “coi nhẹ” nghề giáo mà không hiểu đấy là “coi khinh” nền giáo dục th́ thật vô cùng ngớ ngẩn! Gọi nhà giáo là “giáo viên”, tức coi họ là một thứ “nhân viên ngành giáo dục” tức cùng giuộc với “nhân viên bảo vệ”, “nhân viên văn pḥng”, “nhân viên công ty vệ sinh” v.v… Lạ một điều là khi cào bằng ngành giáo viên, người ta lại không gọi “tôn viên trọng đạo”, có lẽ v́ tưởng rằng chữ “sư” trong giáo sư với trong tôn sư là hai chữ khác nhau(!) Tôi được biết rằng thực tế đă từng có chủ trương gọi “giáo viên Đại học”, “học sinh Đại học” nhưng… bàn tay không che nổi mặt trời!

 

Giáo sư phụ khảo là bậc thấp nhất trong hàng ngũ giảng dạy Đại học. Từ chân một giáo sư Trung học, tôi bước sang ngay giáo sư Phụ khảo Đại học thật khá bất ngờ và chỉ mất một lượng thời gian có thể tính bằng … sát na (đơn vị nhỏ nhất đo thời gian. Kinh Phật viết rằng một cú búng ngón tay mất th́ giờ đến …60 sát na, một cái nháy mắt mất 40 sát na!).

 

Bấy giờ là năm 1972, tôi đi chấm giải “Văn chương phụ nữ” ở Sài G̣n. Thời ấy hành khách di chuyển bằng máy bay có thể tập trung tại trụ sở hàng không, đến giờ sẽ có xe đưa lên máy bay hoặc cứ việc đi thẳng lên sân bay cho đỡ phải chen chúc ồn ào ở trụ sở hoặc trên xe ca. Tôi chọn cách này.

 

Pḥng đợi của sân bay bay Tân Sơn Nhất lúc ấy vỏn vẹn có một khách chờ. Ngay đến nhân viên hăng hàng không cũng c̣n chưa tới làm việc. Trả tiền xích lô xong, tôi quay lại đă nhận ra ông thầy cũ đang mỉm cười đứng nh́n về phía ḿnh. Đấy là giáo sư Lê Hữu Mục. Tính ta thầy tṛ chúng tôi đă bặt tin nhau gần chín năm trời.

 

Hồi ở Đại học Sư phạm Huế, ông được coi là “người của cha Luận” (Linh mục Cao Văn Luận,Viện trưởng Đại học Huế) nên ông phải đương đầu với hai thế lực chính trị khá nặng cân là Phật giáo Huế và đảng Đại Việt. (Đấy là chưa tính sự lợi hại của hai tổ sinh viên Giải phóng thường làm chất xúc tác bí mật và khá tích cực cho các lực lượng nọ).

 

Giảng dạy trong lớp, thỉnh thoảng ông chỉ nói riêng với tôi câu: “phải thế không L?” Câu hỏi ấy dễ chạm tự ái các bạn trong lớp. Họ cho là ông chỉ “ngắm cây” mà không thèm “nh́n rừng” và họ cho tôi là “gia nô” gốc bự, nhất là thấy tôi mang họ Ngô, đúng là chắc…  như bắp! Họ cứ cho là tôi đắc ư có thừa v́ được ông “để mắt xanh” đến thế mà không hề biết là tôi c̣n khó chịu v́ điều ấy hơn họ rất, rất nhiều. Tôi cho là măi đến nay, những bạn cùng lớp ngày ấy cũng chưa ai nhận ra ở tôi điều khó chịu thầm lặng đó dù họ đă dày thêm vốn sống khá nhiều. Tôi khó chịu v́ kiểu hỏi như vậy ngụ ư rằng ông ngầm coi tôi là một gă “Quăng Nam hay căi”. Cái kiểu hỏi như vậy chẳng khác nào bảo: “Cậu có căi ta không đấy?”

 

Lại có lần không nhớ là ông đang giảng dạy phần văn học sử nào, bỗng dưng ông gọi tôi lên bảng viết chữ “Điển” … cho mọi người cùng xem.

 

Tôi bực bực nghĩ thầm “Chữ Điển th́ có quái ǵ đâu mà ông bày tṛ lôi thôi thế nhỉ?” Rất lâu sau này tôi mới hiểu ra đấy là mánh khóe đặc biệt của ông: Tạo điều kiện cho học tṛ đấu lư, đấu trí và ông làm trọng tài. Tôi cho đấy là cách tạo uy tín, tạo ảnh hưởng khá hay ho.

 

Tôi lên bảng với ư đồ … hơi xỏ lá. Tôi lau bảng - đúng ra là tôi kỳ cọ - thật lâu, thật kỹ tận mọi ngóc ngách (ông đă cố t́nh bày tṛ này để câu giờ th́ tôi “câu” cho ông… chết luôn!)

 

Lau xong bảng, tôi bốc luôn một lúc hai viên phấn (pḥng lúc găy hay đánh rơi, cần có sẵn để tiếp tục ngay cho tṛ đỡ nhạt). Đến lúc ấy ông vẫn chưa biết tôi “đựng ǵ trong hồ lô” theo lối nói của người Trung Quốc. Khóe mắt ông hơi nheo lại rất nghịch ngợm để quan sát tôi. Tôi gí mạnh viên phấn viết theo đường viền của chữ Điển, choán trọn cả mặt bảng. Công bằng mà nói, rất ít người có dịp thấy cỡ chữ to đến thế ở ngoài đời.

 

Viết như vậy mới đáng coi là … cho mọi người cùng xem măn nhăn chứ! Không biết ông ta có nghĩ “Thằng quái này có thần kinh không đây? Bảo nó viết một chữ mà nó tương ra cả một bảng!” Mặt tôi lạnh tanh, chắc làm ông thắc mắc chút đỉnh nhưng ông kịp thời xử lư ngay.

 

Ông quay nh́n cả lớp, trợn mắt rất hề rồi bảo:

 

-         Đúng là nét bút “đại khoa”!

 

Sau này, vào năm 1983 (tức là tận 21 năm sau!), t́nh cờ một nhà giáo nổi tiếng từng giữ trọng trách ở Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục Sài G̣n, gởi thư nhờ tôi viết cho mươi chữ Hán mà ông cần đưa vào cuốn biên khảo về Hàn Mặc Tử do ông viết bằng Pháp văn cho UNESCO. Việc này ông nhờ một người học tṛ cũ thân tín t́m hộ và anh ta giới thiệu tôi. Nhân việc ấy tôi mới biết rằng từ ngày cùng học với nhau, anh ta đă hoàn toàn hiểu sai lời đùa cợt nọ của ông Mục. Ông dùng từ “đại khoa” để ngụ ư tôi “vung tay khắp bảng” th́ anh và một số bạn trong lớp lại nhầm là ông đề cao tôi quá bừa băi, coi tôi ngang hàng với các cụ Hội nguyên Đ́nh nguyên ngày xưa! Và chính điều  hiểu nhầm ấy, họ nhầm tiếp tôi là “đệ tử ruột” của ông Mục.

 

Tiếp… (1)

Khi “nhà Ngô” sụp đổ, ông Mục tránh xuất hiện ở phố xa xứ Huế. Một số bạn trong lớp tôi c̣n có ư đồ “làm cách mạng” muộn màng bằng việc … lên kế hoạch đốt xe ông, dưới danh nghĩa Phật giáo “xử” Công giáo. Biết chuyện ấy tôi hết sức bất b́nh (đă chọn ngành Sư phạm sao c̣n có thể hành động đầy máu dao búa như vậy được!) tôi bèn phản đối họ với lời lẽ hết sức gay gắt đến nổi tôi bị các bạn ấy rượt đánh, may nhờ sẵn đang ngồi trên xe gắn máy nên tôi vù kịp, bằng không, chắc tôi đă phải nhận tiếng “đáng đời” quá ư tùy tiện của công luận thời ấy.

 

Bấy giờ đám sinh viên Huế bị quá nhiều lực tác động đến gần như mất cả lư trí. Một bằng chứng chua chát là chỉ mới trong dịp tết cách đấy chưa lâu, cả lớp chúng tôi kéo lên cư xá giáo sư thăm ông ốm. Đến đấy mới biết là ông chỉ tránh mấy tiết dạy nhạt nhẽo sau nghĩ tết nên cáo ốm (lại là thủ đoạn bảo vệ uy tín của ông!). Ông mang ra mấy xâu nem và hai chai whisky đăi học tṛ. Cả bọn “đánh” tới tấp cả nem lẫn rượu, cười nói râm ran thích thú. (Vậy mà khi có kẻ hô: “Quên đi!” là họ quên cái rụp như lính làm theo khẩu lệnh chỉ huy!), cứ tưởng là tôi mới có quyền khinh họ, ai dè họ lại nghĩ ngược! Hôm ấy, tôi không may mắn được nhậu măn cuộc như các bạn v́ ngay từ đầu đă bị ông mang ra khoe hai bài thơ thiền mới dịch. Tôi gật gù khen hai câu, ai ngờ ông la toáng lên, gọi vọng xuống dưới nhà:

 

-         Này nhà nó ơi! Lên đây xem thằng NVL nó chịu khen tôi rồi đây này!

 

Bà Mục lặng thinh không đáp c̣n tôi th́ lạnh toát cả người v́ nhớ lại chuyện cũ.

 

Ba năm về trước, hồi tôi đang c̣n theo học ở Viện Hán học Huế, ông đă hỏi một người bạn cùng lớp tôi, bảo anh ta rủ tôi đến nhà ông chơi (lư do duy nhất là ông muốn nh́n tận mặt kẻ được ông cho điểm rộng răi trong bài thi tuyển). Trong câu chuyện, ông khoe mấy bài thơ mới dịch rồi hỏi:

 

-         Hay không?

 

Tôi đáp là … chưa được hay.

 

Giờ đây ông réo bà như vậy , khiến tôi suy ra rằng năm ấy có lẽ ông bị bà “sửa lưng” đích đáng về sự vụng về, ai đời nhè một thằng Quảng Nam như tôi mà đ̣i nó khen nịnh là đại thất sách. Lần ấy tôi c̣n nói năng lắm điều láo lếu khác, nếu tôi là ông, có lẽ măn đời tôi cũng không tha thứ, nhưng ông vẫn ḥa nhă tiếp tục chuyện tṛ b́nh thường. (Ngày nay, khi tổng kết mọi chuyện, tôi bái phục bản lĩnh hiếm có ấy của ông. Ông tha thiết khuyên tôi nên thi vào Đại học Sư phạm ngay lúc vừa nhận xong mấy lời lếu láo quá đáng của tôi). Ông ta phân tích:

 

-         Người như cậu, nên thi vào Sư phạm để học xong ở lại dạy cho trường. Nếu cậu tốt nghiệp Viện Hán học, phải vượt bao nhiêu lớp rào cản cũng chưa chắc được dạy Sư phạm đâu!

 

Tôi đáp:

 

-         Ở Hán học, con chỉ c̣n hai năm nữa là ra trường. Vào Sư phạm làm ǵ cho tốn thêm một năm nữa ạ?

 

Ông không bác bỏ ư kiến tôi mà chỉ dặn:

 

-         Cậu về nghĩ lại đi kẻo muộn đấy nhé!

 

Tôi bắt đầu thấy mến đức điềm đạm thật quân tử ấy ở ông. Lẽ ra ông nên chuyên ngành ngoại giao hoặc làm lănh tụ chính trị mới hợp.

 

Ít lâu sau, t́nh cờ gặp ông ở pḥng Văn học sử. Pḥng này do ông Lê Văn Hoàng làm “trụ tŕ”. Ông Hoàng vốn là thư kư riêng của Phạm Quỳnh nên tôi moi được nhiều thông tin quí báu về nhân vật ấy ở ông. Đang hầu chuyện ông Hoàng th́ ông Mục đi ngang ngoài cửa sổ. Nhận thấy tôi, ông dừng lại hỏi:

 

-         Này, cậu nộp hồ sơ dự thi rồi đấy chứ?

 

Tiếp… (2)

Tôi thưa là chưa nộp. Ông quắc mắt giận dữ, tới tấp la cho tôi một hồi rồi bỏ đi. Cứ tưởng là tôi đă trân ḿnh chịu cho ông xài xể như vậy là ông hết giận, ḿnh đă yên thân, nào dè một lát sau, ông quay lại, vẫn đứng ngoài cửa sổ, bảo:

 

-         Này, ta nói với thằng Tùng rồi, cậu về viết ngay lá đơn đưa nó. Mọi hồ sơ khác nộp sau. Nhớ đấy !

 

Th́ ra ông chỉ sốt sắng với cái trường ĐHSP của ông chứ có thèm đếm xỉa ǵ ư nguyện riêng của tôi? Tôi hơi tự ái, măi về sau rất lâu tôi mới xúc động nao ḷng về thứ nhiệt t́nh vun đắp cho tôi lẫn cho trường nọ. Ông quan tâm đến tôi không khác ǵ đối với một thành viên ưu ái trong gia đ́nh ông.

 

Hạn nộp đơn vốn đă hết veo từ tuần trước. Cuối tuần này là thi. Tôi cứ tưởng ông đành phải lơ tôi, và tôi lánh mặt ông kể đă ḥm ḥm, ai ngờ ông ốp tôi cho bằng được, lại bất chấp nguyên tắc hành chánh nữa (Ai tố ra là ông lănh đủ) Tôi vâng vâng dạ dạ cho qua truông qua ải.

 

Ông Mục đi đă lâu, tôi cũng đọc thêm được vài chục trang sách quí. Th́nh ĺnh ông Hoàng bảo tôi:

 

-         Ń, anh L, ông Mục nói rứa, nhưng răng tôi thấy anh không có ư nghe ổng phải không?

 

Tôi đáp:

 

-         Cụ tinh quá. Thật t́nh con không có ư định làm theo ư ổng đâu.

 

Ông Hoàng ôn tồn:

 

-         Điều ni tôi nghĩ rất nhiều nên mới nói với anh đây, Tui ngồi đây mấy năm ni, chưa hề thấy ông Mục quan tâm tới ai. Đi dọc hành lang ông cứ lầm lũi sải bước không cho ai đeo bám. Lần ni là chuyện tui thấy rất lạ đó! Ở đời có nhiều khi ḿnh không quyết định đúng đắn cho ḿnh được mô. Phải có người khác xen vào lái ḿnh theo hướng định mạng. Người ấy là quí nhân đó. Ông Mục có khi là quư nhân của anh. Anh nên theo lời ông ấy mới phải.

 

Té ra “mưu sự” tại ông Mục, c̣n “thành sự” th́ tại ông Hoàng. Tôi theo nghề dạy học là vậy.

 

Thế là tôi trở thành sinh viên Sư phạm sau cuộc thi tuyển. Vả lại tôi cũng đă cùng đường. Viện Hán học Huế vừa có quyết định chính thức đuổi học tôi về tội thiếu chuyên cần, cứ “cúp cua” bỏ đi nghe giảng ở Văn khoa. Năm trước tôi đă nhận hai lần cảnh cáo  nhưng vẫn chứng nào tật nấy.

 

Giữa năm học thứ hai của tôi ở Sư phạm th́ ông Mục gặp nạn. Đại học Huế rối beng. Bốn luồng gió chính trị gây lốc: Công giáo, Phật giáo, Đại Việt, Giải phóng. Ông Mục “lặn” luôn vào Sài G̣n từ 1963, măi 1972 tôi mới t́nh cờ gặp lại ông ở sân bay Tân sơn nhất này.

 

Bắt tay xong, ông bảo ngay, vẫn bằng cái giọng áp đặt:

 

-         Cậu dạy Đại học nhé!

 

Tôi đáp vâng.

 

Ông thoáng vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi nhận lời quá mau mắn. Cứ như tiếng “vâng” nọ dính sẵn chỗ nào đó trên người tôi. Giọng ông vừa chạm đến màng nhĩ tôi là tiếng vâng nọ văng ra tức th́. Ông thắc mắc:

 

-         Sao trước kia cậu không nhận mà giờ lại nhận?

-         Thưa thầy, tại v́ ngày xưa con chứng kiến quá rơ thân phận lơ láo của giáo sư phụ khảo c̣n quá mới. Thầy cũ th́ chưa cho b́nh đẳng, sinh viên th́ chưa nhận thật ḷng. Điều ấy bấy giờ con đă nói với thầy rồi kia mà!

-         C̣n bây giờ?

-         Bây giờ th́ nhàm chán việc dạy Trung học lắm rồi ạ. Học tṛ mỗi năm học cái mới, c̣n thầy th́ năm nào cũng tự biến thành loài nhai lại, không nhàm không ngấy cũng không được. Dạy Đại học để thay đổi không khí một chút ạ!

-         Được. Ta sẽ giới thiệu cậu với lăo Viện trưởng Đại học Nha Trang. Lăo nhờ ta t́m giáo sư dạy ở đấy, ta đă nghĩ đến cậu ngay.

 

Ông mở cặp lấy giấy ra viết thư. Được nửa chừng, ông dừng bút bảo:

 

-         Một ḿnh cậu không kham xiết đâu. Cậu kiếm cho ta một đứa nữa. Tôi nêu ngay cho ông một cái tên. (Hóa ra chính anh chàng đẻ bọc điều này mới thực là nhanh hơn tôi xa: Chỉ một tháng sau, anh ta đă chuyển ngành, hưởng lương mới rồi khi đến tuổi 63, anh cũng sang thế giới bên kia nhanh chóng nốt!)

 

Viết thư xong, ông cho vào bao thư, dán lại tử tế rồi trao tôi.

 

Tôi thầm nghĩ “sao lại dán? Thư tay mà!” Trong lịch sử lẫn dă sử, hay tuồng, kịch v.v… đă có hơn một trường hợp xảy ra việc ông lớn nơi này mượn tay ông lớn nơi kia thủ tiêu kẻ mang thư để tránh mang tiếng bất nhân và đỡ bị cấp dưới của ḿnh mè nheo, thắc mắc. Nhưng loại thư tôi cầm th́ làm ǵ “to chuyện” đến thế? Hay là chỉ v́ ông ta làm theo quán tính?

 

Ông cắt ngang ḍng suy nghĩ của tôi.

 

-         Cậu có biết v́ sao ta giới thiệu cậu cho lăo Viện trưởng ở đấy không?

-         Dạ không ạ!

-         Là v́ … ta ghét cậu. Cậu giỏi, mà Đại học ở đấy nhất định sẽ có ngót phân nửa là học sinh cũ của cậu. Gặp thầy mới dạy dở, thế nào chúng cũng sẽ kể lại với cậu để rồi có ngày sinh viên căi lại giáo sư, thế là cậu gián tiếp phá hoại Đại học! Hiểu không? Cậu phải dạy ở đấy th́ chuyện như thế mới khỏi xảy ra. Đúng không?

 

Ông nói một hơi toàn những lời thật tâm huyết, thật chí t́nh chí lư khiến tôi tuyệt đường tránh né. Nghe ông nói, tôi nhận ra ḿnh là một phần tử thật nguy hiểm, điều mà khi ông chưa nói, tôi hoàn toàn không hề nghĩ tới. Ông làm tôi muốn… sợ cả cái bóng của chính tôi! Tầm nh́n chiến lược ấy của ông thật sáng tỏ, thật sâu sắc. T́nh huống ông dự kiến quả là không thể không xảy ra. Có khi c̣n xảy ra thường xuyên nữa là khác! Tôi ngờ ngợ ông đă nhấn mạnh chính điều này trong lá thư dán kín kia cũng nên. Có lẽ ông tưởng tôi với ông Viện trưởng nọ chưa hề quen biết ǵ nhau nên ông hù dọa để bắt buộc ông ấy không thể không nhận tôi.

 

Tiếp… (3)

Về đến Nha Trang, tôi không trao lá thư ông giới thiệu tôi. Tôi định để ông Viện trưởng nọ tự ư mời. Tôi chịu ảnh hưởng nhân vật Hữu thừa tướng Bàng Thống trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, chỉ lấy tài sức ḿnh làm gốc, coi nhẹ chuyện gởi gắm, giới thiệu. (Trong Tam quốc diễn nghĩa, Khổng Minh nhân đi công cán, cố thuyết phục Bàng Thống về phục vụ Lưu Bị - v́ sợ Tào Tháo nẫng tay trên! - Bàng nhận lời. Khổng Minh viết thư tay giao Bàng Thống trao Lưu Bị. Trong thư nhấn mạnh việc trọng đăi Bàng Thống, trao họ Bàng chức Hữu thừa tướng - như phó thủ tướng ngày nay - Bàng Thống thấy anh em Lưu Bị cậy có sẵn Khổng Minh nên không mặn mà ǵ với ḿnh bèn bất măn không tŕnh thư ra. V́ vậy Bàng chỉ được giao cho chức huyện lệnh một huyện nhỏ.

 

Khổng Minh công cán về, hỏi thăm Hữu thừa tướng đến nhận việc chưa, bấy giờ Lưu Bị mới bật ngửa, hối hả lôi Quan, Trương dẫn tả hữu đến huyện nọ đón Bàng Thống về.)

 

Một hôm nọ, tôi lững thững một ḿnh ra biển ngắm mặt trời lặn. T́nh cờ tôi gặp cả một băng của Đại học ấy, nào là Khoa trưởng, Tổng thư kư, Trưởng pḥng giáo vụ cùng một số người khác. Tay bắt nhưng mặt chưa mừng ǵ lắm v́ các vị ấy là chủ, tôi c̣n đang là khách. Viên Khoa trưởng lên tiếng trước:

 

-         Anh L, qua bên này dạy cho một số giờ nghe!

 

Tôi đáp:

 

-         Tôi chưa sẵn sàng cho lắm. Tục ngữ Trung Quốc có câu “Thà làm đầu gà, đừng làm đuôi trâu” (nguyên văn: Ninh vi kê khẩu, vô vi ngưu hậu)

 

Viên Khoa trưởng bỗng cau mặt:

 

-         Vậy theo anh th́ bên này ai là trâu?

 

 “Bỏ mẹ!” Lại vạ miệng mất rồi! Tôi chua chát nghĩ thế! Anh ta đă găm câu nói ấy th́ tôi thật khó xử lư. Giải thích cặn kẽ có nghĩa là tôi cho rằng anh ta dốt chữ mất! Dễ ǵ một Khoa trưởng vừa lấy bằng Tiến sĩ kỹ sư điện tử ở Pháp về lại chịu nghe một anh giáo tỉnh lẻ giải thích từ ngữ?

 

Tôi chống chế nhưng vẻ mặt anh ta vẫn không dịu đi được chút nào:

 

-         Ư tôi nói là dạy Trung học cho khá, tốt hơn dạy Đại học c̣n kém.

 

Câu tục ngữ Trung Quốc nọ chỉ có nghĩa như vậy thôi.

 

Tôi biết rằng sau đó câu tục ngữ ấy sẽ c̣n bị họ ghét khá lâu.

 

Khi ông Mục cùng một loạt giáo sư Sài G̣n ra giảng dạy, ông Viện trưởng mời tôi cùng dùng bữa tối, chợt ông Mục hỏi ngay Trưởng pḥng giáo vụ:

 

-         Các anh xếp cho NVL mấy tiết?

 

Viên trưởng pḥng lúng túng:

 

-         Dạ, kỳ này nhiều giáo sư cùng dạy nên chưa kịp xếp giờ cho ông ấy.

 

Ông Mục bực bội:

 

-         Tôi đă trao đổi khá nhiều với ông Viện trưởng rồi mà! Trong tương lai, LVL sẽ là người thay tôi. Tuổi chúng tôi đă cao, đi máy bay hoài biết đâu chẳng có lúc nó rơi? Liều mạng hoài sao được? Tháng sau mà chưa xếp giờ cho NVL th́ chúng tôi không ra nữa đâu!

 

 “Chúng tôi” là Nguyễn Văn Trung, Phạm Văn Diêu và Lê Hữu Mục. Vào thời điểm ấy, họ là những cây đa cây đề rất cần cho uy tín của Viện.

 

Thế là tôi nhận thời khóa biểu nhưng vẫn thả nổi việc hoàn tất hồ sơ, mặc kệ cho Viện và Bộ giải quyết, tôi không một lời nhắc khéo. V́ vậy măi đến 11.3.1975 tôi mới chính thức trở thành giáo sư phụ khảo. Tính ra tôi đă được “ngâm” hồ sơ gần hai năm ṛng ră. Các môn tôi phụ trách bấy giờ là Hán Văn, ngữ pháp và môn thứ ba nghe khá bặm trợn là… Phương pháp viết văn và giảng văn. Đến thời điểm ấy, môn này h́nh như chỉ mới dạy ở hai đại học: Phạm Việt Tuyền dạy ở Đại học Sài G̣n và tôi dạy ở Đại học Cộng đồng Duyên Hải Nha Trang. Ông Tuyền có đào tạo được nhà văn nào không th́ tôi chưa rơ, nhưng tôi th́ chưa đào tạo được nhà văn nào, kể cả việc đào tạo cho … chính tôi! Không rơ ba ông Trung, Diêu, Mục, ông nào đă “ấn” môn ấy vào tay tôi. C̣n tôi, đúng là một kẻ … điếc không sợ súng, nhận đại và dạy đại, hoàn toàn tùy hứng, chưa học giờ nào trong quá khứ mà cũng không hề “luộc” được nó từ giáo tŕnh nào!

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Việt Nam, 2/2009

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

***  投稿電郵請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

啓明网站  |  Copyright © 2004 - 2009 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer