CƯỜI VÀ KHÓC

 

 

 

 

 

 

Một buổi sáng nọ vào năm 1965, tôi có bốn giờ liền ở hai lớp Đệ Tứ I và Đệ Tứ II (lớp 9 ngày nay).

 

Tôi bắt đầu bài giảng theo kiểu chưa hề có tiền lệ:

 

-         Hôm nay chúng ta học một tác giả mới thuộc khuynh hướng mới: Phan Chu Trinh của khuynh hướng thơ văn cách mạng. Nếu cách đây chín năm, cô cháu ngoại nhà chí sĩ ấy cao thêm cho một tất th́ chắc chắn rằng hôm nay tôi đem hết khả năng và t́nh cảm để giảng thơ của … ông ngoại vợ.

 

Hơn bảy chục cái miệng phá lên cười hết công suất. Pḥng học này đứng đầu về sĩ số và ồn ào nên bị đẩy tận đầu dăy, cách pḥng Giám hiệu đến bốn gian, nơi đây chỉ là cơ sở phụ nên bộ phận quản lư chỉ có mặt một thư kư và một Giám thị, c̣n bà Hiệu trưởng th́ năm thủa mười th́ mới tạt qua chốc lát, c̣n thường th́ bà ta bám trụ ở cơ sở chính bên kia đường. V́ vậy chẳng có nguy cơ nào đe dọa để học tṛ phải e dè nên các cô cười… trên cả thoải mái, ầm ỹ chẳng khác ǵ cơn băo.

 

Tôi nhúc nhích như đổi thế ngồi, môi mấp máy vờ như nói điều ǵ quan trọng, các cô mắc mưu chợt im bặt, lắng nghe. Bấy giờ tôi mới lên tiếng:

 

-         Thôi, đủ rồi! Học!

 

Tôi vào cuộc, giảng bài thơ Đập đá Côn Lôn một cách hoàn toàn b́nh thường. Chuông reo hết giờ, tôi thu dọn giáo cụ thật chậm răi rồi lững thững bước về pḥng Giám hiệu.

 

Đúng như tôi dự đoán, Lớp Tứ II ùa ra sân chơi là biến thành cơn lốc xoắn lấy các cô Tứ I. Đang là lúc tranh thủ kéo nhau đi ăn chè nên các cô Tứ I chỉ đáp qua loa các câu hỏi, có cô c̣n tỏ vẻ bí mật:

 

-         Chặp nữa rồi biết! Hỏi làm ǵ mất hay!

 

Chuông reo vào lớp. Thấy tôi bước lững thững kiểu nhàn du vô sự, các cô Tứ II đùn đẩy nhau lấp ló chỗ cửa lớp, quay lại bảo nhỏ các bạn chen chúc phía sau:

 

-         Tới rồi! Tới rồi!

 

Các cô ù té chạy về cuối lớp, rất có không khí Tiểu học như hồi tôi mới vào nghề. Tôi kiểm tra bài cũ xong, lại nói mấy lời mào đầu cho bài mới. Đây là một trong hai lớp hiếu động nhất của lứa tuổi hiếu động thuộc khối Đệ Tứ. Các cô ngước mắt bồn chồn nh́n tôi như muốn giục: “Mau… lên thầy!”

 

Tôi móc túi lấy ra chiếc khăn tay đặt lên bàn, bắt đầu việc giới thiệu tác giả:

 

Trong lịch sử bôn ba chống Pháp, đă có nhiều nhà cách mạng lênh đênh hải ngoại nhưng Phan Chu Trinh là người duy nhất mang con trai theo với ư đồ vừa giúp con tiếp cận văn hóa châu Âu vừa để bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho con ḿnh. Hai bố con cụ cố chịu đựng cuộc sống thiếu thốn chật vật chốn đất khách quê người, sẵn sàng khước từ các khoản trợ cấp của hội Nhân quyền. Những đêm đông khuya khoắt rét mướt hai bố con cụ nhập bọn cùng những kẻ vô gia cư, run rẩy moi những lá su úng thối trong đống rác các chợ, bí mật mang về pḥng trọ, mót những cọng lá có thể tận dụng rồi đun lên làm xúp để chống cái đói cái rét  khắc nghiệt ở Paris. Phan Châu Dật mắc bệnh lao, chết trong t́nh cảnh ấy…

 

Tôi vớ khăn, chặm chặm khóe mắt ḿnh.

 

Những chi tiết ấy có thật, tôi đă đọc ở đâu đó không nhớ. Tôi cũng xúc động thật về những điều ḿnh kể, nhưng nước mắt có chảy thật hay không th́ tôi không nhớ chắc.

 

Chuông reo hết giờ.

 

Cả hai lớp lại xoắn vào nhau. Tôi bước nhanh để đỡ bị bà chủ quán cơm thường bắt phải đợi khi đến quán muộn.

 

Xa xa phía sau lưng vẳng tiếng lao xao:

 

-         Sao tụi mày không cười?

-         Cười ǵ mà cười? Đứa nào cũng khóc hết trọi, ướt hết cả mù soa!

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Việt Nam, 10/2008

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

ĐẬP ĐÁ CÔN LÔN

 

I

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm ḥn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan nào sá sự con con.

 

II

Biển dâu dời đổi mấy thu đông,

Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng.

Bốn mặt dày ṿ oai sóng gió,

Một ḿnh che chở tội non sông.

Cỏ hoa đất nảy cây trắm thức,

Rồng cá trời riêng biển một vùng.

Nước biếc non xanh thương chăng nhẽ,

Gian nan xin hộ khách anh hùng.

 

 

Phan Chu Trinh  潘周楨

 

 

Nếu bài thơ Đập Đá Côn Lôn đăng kèm ở trên có ǵ sai sót, là hoàn toàn do lỗi của cá nhân tôi.

 

Người Đăng Bài

 

 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

啓明网站  |  Copyright © 2004 - 2008 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer