Đọc báo năm ấy, tôi chú ư
cái tin một giáo sư nọ tự tử. Cái tin thật
dửng dưng, phải chi người ta nêu rơ anh ta tự
tử v́ thất t́nh hay lâm nợ hoặc trốn tội,
v.v…th́ chắc ḷng tôi nhẹ nhơm hơn nhiều.
Tên kẻ bạc mệnh là Đỗ
Văn… Cùng chấm thi chung ở Hội đồng Huế
năm trước, tôi biết rất rơ là không có
người nào dạy Văn có tên trùng khớp hoàn toàn
với anh, bởi từ nhiều năm rồi, tôi có
thói quen rà soát số giám khảo chấm Văn rất
kỹ v́ ṭ ṃ nhận diện ma mới ma cũ và v́
ngưỡng mộ những tay cự phách trong nghề.
Thậm chí có người tôi c̣n biết rơ cả vợ
họ nữa, nào dạy môn ǵ, nhan sắc cỡ nào, ăn diện ra sao (bởi họ hay
đi đủ đôi trong mỗi mùa thi).
Cùng trọ tập thể với anh
ta trong nhóm giám khảo vô gia cư, nhưng anh ta với
tôi như nước với dầu, chả ai quan tâm
đến ai. Tôi biết anh là soạn giả bộ
sách giáo khoa cấp dưới, khá ăn khách v́ sách dày,
giá bán quá mềm. Phải thừa nhận rằng nhà xuất
bản nọ kinh doanh khá bản lĩnh. Và anh ta đă
bán đứt tác quyền cho họ quá rẻ, có lẽ
anh chỉ cân đối với sức lao động
của ḿnh mà không lường được nhu cầu
của lượng khách hàng năm, khiến sự thiệt
hại của anh cứ ph́nh to ra măi khi sách phát hành, tái
bản ồ ạt hằng năm. Nếu anh ta có tầm
nh́n chiến lược cho chuẩn, có lẽ bộ
sách ấy đem lại cho anh khoản thu nhập gấp
nhiều chục lần mới phải. T́nh cảnh ấy
làm anh cay cú oán hờn tất cả. Anh ta muốn mọi
kẻ khác cũng nếm mùi căm oán như anh. Và anh
thể hiện ư đồ ấy vào việc chấm
thi.
Hôm ấy, chúng tôi ghi điểm một
pḥng thi. Anh và tôi làm việc cùng “mâm”. Cả pḥng thi ấy
có hơn hai phần ba thí sinh bị điểm 00
môn Văn. Đây là hiện tượng tối ư
phi lư v́ ngay cả khi làm văn ngoại ngữ, dù có
gặp phải một giám khảo nghiệt ngă đến
đâu, thí sinh cũng không đến nỗi nhận
lănh kết quả thê thảm như vậy, huống
chi đây chỉ là văn quốc ngữ. Tôi bực
ḿnh bảo người đọc điểm môn Việt
văn:
-
Đề nghị xem hộ có phải
giám khảo Đổ Văn… Không?
Ngồi đối diện với
tôi, Đổ Văn… sầm mặt. Quả nhiên
người đọc điểm lật b́a mặt
xem rồi cười khoái chí:
-
Sao không “linh” quá vậy? Đúng là
Đổ Văn… (anh ta không hề
biết Đổ Văn… đang ngồi cạnh anh).
Tôi làm thinh không nói ǵ. Tôi biết là
anh ta đang hối hận lắm. Mà cũng có thể
là anh căm tôi lắm. Đánh bồi vào lúc này th́ thật
bất nhẫn. Nhưng tôi cảm thấy không thể
cam tâm, càng nén ḷng càng tức bực. Giữa chỗ
đồng nghiệp, tôi hành động như vậy
kể cũng tệ, nhưng nghĩ đến bao
nhiêu thí sinh hỏng oan v́ anh phỏng chừng có đến
hàng trăm trong mỗi kỳ thi, tôi chỉ muốn nện
anh ta cho nhừ tử. Anh ta nghĩ ǵ đến những
học sinh nhịn tiền ăn
để mua sách học? Anh ta nghĩ ǵ đến bao
nhiêu phụ huynh lao động đầu tắt mặt
tối ḅn mót từng đồng để nuôi con
đi học cho bằng người, đi thi cho đổ
đạt? Anh ta cho điểm 00 tức là không
thèm đọc, điều ấy khiến số bài
thi anh chấm hỏng càng nhiều hơn, tác hại
càng kinh khủng hơn.
Theo thủ tục chấm thi,
người ta chỉ sử dụng đến giám khảo
thứ hai cho những bài bị nghi ngờ là có đánh
dấu hoặc điểm số cao đáng ngờ. Nếu
đặt vấn đề ngờ vực cả những
bài điểm 00 của những giám khảo có dấu
hiệu đầu óc không b́nh thường th́ người
ta cứu nguy được biết bao thí sinh hỏng
thi oan uổng? Đặc biệt là vào thời ấy,
thi hỏng c̣n đồng nghĩa với mối lo quân
dịch.
Chiều hôm ấy, ngồi dùng bữa
cùng bàn với anh ta ở nhà ăn, tôi vẫn chưa
nguôi căm giận. Bảo rằng cùng bàn, nhưng thực
tế là bàn ghép nên tôi ngồi cách anh đến bảy,
tám người khác, tôi bèn nói bâng quơ nhưng có lẽ
ai cũng biết tôi ám chỉ kẻ nào. Tôi bảo:
-
Có rất nhiều giám khảo tự
coi ḿnh là ông trời, muốn cho ai sống hay chết cũng
được, mặc dầu chưa hề nh́n đến
mặt nạn nhân. Lẽ ra trước khi bố trí
giám khảo, chính phủ cần chọn những
người đang yêu, có vậy may ra thí sinh mới bớt
đi nỗi khổ quân trường, hay thất chí lấy
đại người chồng không cần t́m hiểu.
Tôi chắc là khi chấm bài anh ta chỉ
nghĩ đến việc trút nỗi bực dọc mà
không hề nghĩ rằng ḿnh đă gián tiếp làm
rơi lệ biết bao mẹ già, em dại, bạn
gái, bạn trai của thí sinh v.v…
Nếu thực sự anh ta tự xử
ḿnh về tội điên loạn hại người ấy
th́ trong sáng biết bao, đủ gỡ bỏ đi những
điều tồi tệ từng gây cho tôi sự phẩn
nộ, đồng thời cũng làm tôi đỡ phải
ân hận khôn nguôi. Tôi chỉ muốn lối bạo
hành của anh trong việc chấm thi phải trả
giá trước pháp luật, trước lương
tâm, chứ tôi đâu muốn ta ta trả giá bằng
sinh mạng của chính ḿnh? Tôi thầm cầu trời
đất thánh thần cho anh tự tử v́ lư do nào
khác chứ không v́ sự xỉ vả nặng lời của
tôi năm trước.
Trong mê tín dị đoan, người
ta tin rằng kẻ hại người oan uổng luôn
bị oan hồn đeo đẳng báo oán cho đến
khi phải chết oan uổng mới thôi. Vụ tự
tử này khiến tôi nghĩ vậy.
Và điều tôi khấn nguyện
tha thiết nhất, kẻ tự tử là một
người trùng tên trùng nghề với anh, hoàn toàn xa lạ
với tôi, c̣n cái người cùng chấm thi với tôi
năm trước th́ vẫn sống nhăn, tuổi
thọ cứ việc cao chót vót như núi.
Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师
Việt Nam, Tháng 5, 2010
|