COI THI

 

 

 

 

 

 

Nhà giáo đi coi thi là chuyện quá ư b́nh thường như mặt trời mọc và lặn. Bảo rằng đặc biệt đáng nhớ, e có người cho là cường điệu vô duyên, chuyện chả đáng ǵ mà cũng bày đặt làm cho ầm ỹ.

 

Chưa chắc! Tôi xin kể cuộc coi thi lần đầu của tôi ở Tuy Ḥa năm 1966. Bấy giờ Tuy Ḥa vừa được coi là “chảo lửa” về mặt thi cử.

 

Năm 1965 trước đó, thí sinh Tuy Ḥa giở tṛ hành hung giám thị. Vào thời ấy, loại chuyện như thế hăy c̣n quá mới mẻ. Hội đồng giám khảo ở Sài G̣n quyết định đ́nh chỉ việc chấm thi Tú tài I của trung tâm ấy. Thế là một năm học của khối Đệ nhị đi tong. Bài thi được niêm phong cất vào kho của Bộ. Xét về lư, cách giam bài thi như vậy là quá bậy. Đánh giám thị bất quá là chuyện của một số thủ phạm gây cho một số nạn nhân chứ đâu phải tất cả thí sinh gây chiến và cả hội đồng cùng xơi đ̣n đồng đều mỗi người mỗi chút? V́ vậy viên Hiệu trưởng trường Nguyễn Huệ - trường trung học duy nhất ở đấy – mang nhiều lư lẽ cùng lộ phí khá “dày” do phụ huynh đóng góp, bay vào Sài G̣n vận động hành lang, cuối cùng đạt được kết quả mỹ măn, việc chấm thi được tiến hành như không hề có sự cố ǵ.

 

Khi máy bay vừa hạ cánh ở sân dă chiến của thị trấn Tuy Ḥa th́ đă có người cung cấp ngay những thông tin cần thiết:

 

-         Lăo cảnh sát trưởng tự cho hắn là vua ở đây. Con hắn là đại ca của đám côn đồ địa phương. V́ vậy hắn cùng lũ tiểu yêu phá phách mặc t́nh, cảnh sát không ai dám động đến… hoàng tử. Năm nay con trai hắn là Hoàng… thi ở pḥng…

 

Tôi được giao nhiệm vụ giám thị hành lang đúng chóc dăy pḥng ấy. Đă có sự thách thức rồi đây. Tôi quyết không để bố con hắn làm lộng, khinh miệt nhà giáo, dù “nhà” ấy chỉ mới ra trường mấy tháng. Đúng là tôi “c̣n nhiều việc phải làm” rồi đây! Sáng mai mới vào cuộc mà đêm ấy người tôi đă âm ấm, đầu óc cứ râm ran lời tự hào của đại ca Sở Khanh đang tự quảng cáo bản mặt “hàng xịn, chất lượng cao” nhầm đánh lừa nàng Kiều đang thèm thoát ổ nhện: “Ta đây nào phải ai đâu mà rằng…”

 

Hồi c̣n đi học, thầy Phan Văn Dật có truyền cho tôi bí quyết… trị thí sinh rất ư thuyết phục. Tôi bèn thử vận dụng một phen. Tôi bí mật vẽ sơ đồ pḥng thi. Vào pḥng thi nào, tôi kín đáo lôi ra bản đồ pḥng ấy, rất tiện theo dơi t́nh h́nh. Gọi là bí mật v́ giám thị hành lang luôn kè kè bên ḿnh một ôm đầy ắp giấy nháp, giấy thi, nên tôi kèm theo đấy sơ đồ pḥng thi, c̣n lâu thí sinh mới phát hiện nổi!

 

Vào pḥng thi của Hoàng…, tôi nhận ra hắn mặc sơ mi đen, vẻ rắn rỏi, rất đàn ông. Hắn ngồi dựa ngửa vào bàn sau, gác đôi chân mang giày escarpin lên bàn trước, miệng ph́ phèo thuốc lá, nhả khói chữ o lên trần nhà. Phải nói là bộ dạng đại ca của hắn khá hoàn chỉnh. Nhận rơ tên hắn trên bản đồ pḥng thi tôi vừa lập, tôi lững thững rời  pḥng, chuyện tṛ vài câu vớ vẩn với giám thị ra cái điều không quan tâm đến chuyện nào khác. Từ vị trí ấy, bất chợt tôi quay phắt lại, gọi lớn vào pḥng:

 

-         Thí sinh Hoàng…, không được phép hút thuốc!

 

Mất mặt trước đám đàn em ngồi lác đác trong pḥng, hắn phản ứng đầy vẻ anh chị, vênh mặt, gằn giọng hỏi trống không:

 

-         Luật nào cấm hút thuốc?

 

Tôi quay nhanh vào pḥng, rảo bước đến bục, vớ ngay tờ b́a đựng bài thi trên bàn, đưa ra trước mặt một thí sinh, đanh giọng ra lệnh:

 

-         Đọc to lên!

 

Thí sinh nọ đọc:

 

-         Thí sinh không được phép hút thuốc trong pḥng thi.

 

Tôi lớn giọng:

 

-         Nghe rơ rồi nhé! Ai hút thuốc, tôi mời ra khỏi pḥng thi ngay lập tức!

 

Tôi dồn bộ ngữ khí vào ba tiếng cuối, quả nhiên hiệu nghiệm vượt xa mong muốn, hắn lập tức ném điếu thuốc lá ra ngoài cửa sổ, chịu thua 1 - 0 rất có tinh thần thể thao. Tôi cảm thấy thích hắn và tin rằng hắn hư là do lũ bộ hạ bố hắn chiều nịnh bậy bạ và bố hắn lên gân bảo vệ thể diện chứ thực sự không phải buông lỏng quản lư.

 

        Cuộc thi bắt đầu. Tôi đánh dấu lên bản đồ bí mật của ḿnh các số báo danh cần theo dơi, rồi đi sang pḥng khác.

 

        Đề thi vừa phát xong, Hoàng … đưa ty ra ngoài cửa sổ, búng tay một phát rất kêu, đầy vẻ quyền uy. Lập tức một viên cảnh sát cầm sách lon ton chạy đến. Tôi quay lại vừa đúng lúc, liền vươn nửa người, qua bệ cửa sổ, với tay tịch thu ngay cuốn sách tội nợ nọ và trầm giọng bảo viên cảnh sát:

 

-         Nhiệm vụ các anh là giữ an ninh ṿng ngoài. Anh bỏ vị trí chạy vào đây lần nữa, tôi sẽ lập biên bản tŕnh thẳng lên Tổng nha đấy! Anh muốn giữ an ninh hay muốn phá an ninh hả?

 

Tôi hơi xẳng giọng v́ bực bội cho loại cảnh sát kiêu binh xứ này. Đúng như tôi dự đoán, một lát sau viên cảnh sát trưởng Tuy Ḥa tới pḥng Hội đồng thi, sai lính đến tận chỗ tôi làm việc, lễ phép nói:

 

-         Xin mời thầy về pḥng Hội đồng cho ông Cảnh sát trưởng gặp một lát.

 

Tôi cất giọng lớn, cốt cho lăo Cảnh sát trưởng ngồi phía bên kia tường nghe rơ:

 

-         Anh về nói lại thật đầy đủ mấy lời này nhé! Tôi không phải là cảnh sát viên “nối nghiệp” bố tôi đâu! Xin lỗi, chả việc ǵ tôi phải tuân lệnh ông Cảnh sát trưởng cả. Nếu ông Cảnh sát trưởng muốn gặp tôi với tư cách cá nhân, xin mời ông ấy đến gặp tôi sau giờ làm việc! Bảo ông ta chọn giờ hẹn, tôi sẽ tiếp nếu có th́ giờ rỗi. C̣n bây giờ tôi đang bận làm nhiệm vụ. Nghe chưa?

 

Hai tiếng cuối câu tôi rướn giọng thật cao, oai quyền tuông ra cả đống, lại thêm hai tiếng “nối nghiệp” làm lăo Cảnh sát trưởng chờn chợn nghi rằng bố tôi th́ rơ ràng là cảnh sát chí ít cũng thuộc cỡ… sống lâu lên lăo làng, khỏi phải bàn căi.

 

        Chiếc xe Jeep phi ra cổng. Lăo quên béng lời hẹn sau giờ làm việc của tôi! Tôi đi dọc hành lang có vẻ vô sự nhưng thật ra đầu óc làm việc rất căng. Chốc chốc tôi lại cảnh báo:

 

-         Số… ! Nguyễn Văn … ! không được nh́n bàn sau!

 

-         Số… ! Ngồi lại cho đúng vị trí!

 

Cứ thế tôi chấn chỉnh hàng chục trường hợp thí sinh gây mất trật tự. Tôi gọi đúng số báo danh lẫn tên người mang số ấy. Với những trường hợp không thể gọi đúng ngay, tôi vờ như không phát hiện được kẻ vi phạm. Có lúc tôi nghe tiếng chửi thề phía sau:

 

-         Đ.M.! “chả” có mắt sau lưng sao chớ!

 

Thực chất, lời chửi thề đó chính là lời khen của giới anh chị. Tôi hiểu thế nên khoái chí tử.

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Việt Nam, 12/2008

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

啓明网站  |  Copyright © 2004 - 2008 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer