CHUYỆN TẾ NHỊ

 

 

 

 

Bến Cảng Cầu Đá, Nha Trang

 

 

 

Đă bảo rằng nhớ “Nhớ ǵ ghi nấy” mà không “nhớ” không “ghi” nổi chuyện này trong đời đi dạy th́ rơ ràng trí nhớ và sức ghi đă tỏ ra xộc xệch, sử dụng chưa nhuần nhuyễn, khó thể “đánh giá cao”. Nhưng câu chuyện này quá ư… tế nhị, kể ra không khéo lại sinh điều nọ tiếng kia không hay. Mà không kể th́ công cuộc Nhớ và Ghi có vẻ như c̣n… khuyết tật.  Thế nhưng suy cho cùng tôi hoàn toàn chẳng có lư do ǵ để phải “đào sâu chôn chặt” chuyện tế nhị này cả, v́ nếu nhà giáo phải “ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” th́ nữ sinh dù có khùng tận mạng cũng chẳng đời nào lôi tôi ra làm gương sáng, gương mờ ǵ hết trọi! Vậy th́ việc ǵ tôi phải “giấu đầu” cho “hở đuôi”? (Ai chẳng biết chuyện đời này như chiếc mền nhỏ, khó mà che kín từ đầu đến chân).

 

Chuyện xảy ra ở trường Nữ Trung Học Nha Trang. Trinh với tôi vốn tốt nghiệp cùng khóa, về dạy cùng trường, thuê trọ cùng nhà, ăn cơm cùng quán, nhưng làm việc trái giờ nhau nên rất hiếm khi có dịp chuyện văn.

 

Ấy thế mà một hôm nọ, Trinh đột nhiên về bảo tôi, giọng hí hửng, đầy ắp vẻ bí mật:

 

-         Tao có chuyện này hay lắm? Có liên quan đến mày. Nghe không?

 

Tôi đùa phách lối:

 

-         Chuyện liên quan đến tao th́ chuyện nào mà chả hay? C̣n phải coi mày kể kiếc ra sao cái đă. Kể đi!

 

Trinh cười cười, kể:

 

-         Giờ ra chơi hôm nay, tao vừa vào toa lét th́ một đám học tṛ xúm xít chận mất lối ra. Tao toan xô cửa th́ nghe bên ngoài chúng nó chuyện tṛ xầm x́ nhưng lại khá sôi nổi. Tao đành phải cam tâm chịu nhốt. Một đứa hỏi nhỏ:

-         Nè, ông L. có … làm chuyện nớ không vậy bay?

 

Có giọng háo hức ṭ ṃ:

 

-         Sao? Mày tính … mày tính… “làm ǵ” với ổng thiệt hả?

-         X́! Bậy bạ! Tao hỏi thử vậy thôi mà!

-         Tao nghĩ là không. Ổng hiền hiền như vậy…

-         Không sao được? Tướng ổng khỏe mạnh như vậy, ở đó mà hiền!

-         Hừm! Khỏe mạnh như vậy chớ khỏe mạnh hơn nữa cũng phải nhịn thôi. Có chết cũng phải ráng mà nhịn…

 

Có tiếng cười rinh rích:

 

-         Hừ! Tướng ổng dzẫy mà nhịn hà? Tết Công gô! Tao không tin ổng nhịn nổi lấy một đêm đâu! Tụi ḿnh phải điều tra cho ra mới được. Vô lư quá!

 

Một giọng nghịch ngợm cất lên:

 

-         Cần ǵ phải điều tra? Mày cứ “thử” ổng là biết ngay!

 

Có tiếng khác reo lên:

 

-         Ừ ừ! Phải đó! Tướng con này khỏe đâu thua ǵ ổng? Tao bảo đảm chắc “thử” được. Báo cáo tỉ mỉ nhé! Thôi, cứ vậy hỉ! Khỏi bàn lôi thôi nữa!

 

Cả bọn rú lên cười, đấm lưng nhau thùm thụp. Một giọng khá uy quyền:

 

-         Đừng bàn nhảm nữa! Gần hết giờ chơi rồi. Mấy đứa bây báo cáo ngay, mau lên! Đứa nào thấy ổng lảng vảng các đường Mê Linh, Nguyễn Du, Yết Kiêu, Phương Sài, th́ khai gấp ra kẻo hết hạn!

-         Nếu ổng lảng vảng lúc hai ba giờ sáng th́ tao thấy sao được? Để hỏi mấy đứa kia thử coi? Nhất định phải có đứa bắt gặp quả tang chớ!

 

Một giọng khác đầy vẻ tự tin:

 

-         Tao dám chắc là ổng không nhịn … Cố điều tra đi!

 

Chợt một tiếng khác reo khẽ sau chuỗi cười khúc  khích:

 

-         À hà hà! Tao đoán ra rồi bây ơi! Nhất định là trúng phóc!

 

Cả bọn nhao nhao:

 

-         Đoán được rồi hả? Nói nghe thử coi?

-         Mấy đường đó tụi bây không thấy ổng, vậy th́ nhất định là ổng đi hướng … Cầu Đá! Có vậy mà không đứa nào nghĩ ra! Chắc chắn rồi!

 

Tiếp…

 

Trinh cười h́ h́. Thế là cả hắn lẫn tôi “ở hiền gặp lành” nên chưa ai bị bại lộ. Đúng là “phước chủ may thầy” (nhưng “chủ” ở đây chỉ có thể là… chủ chứa, c̣n “thầy” th́… c̣n lâu mới là thầy thuốc!).

 

Trinh kể tiếp:

 

-         Nhờ chuông reo vào lớp tao mới thoát ra được. Tụi nó mà biết tao bị quản thúc trong toa lét về việc đó, chắc là rùm beng cả trường như chơi!

 

Tôi hỏi:

 

-         Sao tụi nó lại không động đến mày? Mầy có tự tiện “kiểm duyệt bỏ” đoạn nào không vậy?

-         Chắc tụi nó thấy tướng mạo tao không khỏe bằng mày nên không thèm bàn tới. To xác lợi hại thực! Nhưng chúng nó kết luận mày đi t́m hoa dưới Cầu Đá th́ ê chề quá! Phải không? Tao chỉ thấy tội nghiệp cho mày có mỗi chừng đó! Đau quá nhỉ? Cố mà chịu đựng nhé! Ai bảo khỏe cho lắm vào! H́ h́…!

 

Ngót chục năm trời trọ chung, tôi chưa bao giờ thấy hắn trêu cợt vừa dễ thương vừa dễ ghét đến thế!

 

Cầu Đá là bến cảng nhỏ. Đám đàn em của Thúy Kiều, Đạm Tiên lăn lóc chán chê ở mọi miền, bệnh bậy bạ đầy người, cuối cùng thường chọn bến tàu để gởi kiếp hoa tàn. Ở đấy, rất sẵn đám thủy thủ viễn dương thuộc mọi quốc tịch mọi màu da mỗi lần lên bờ là nốc rượu say bí tỉ, đứa này nghêu ngao, đứa kia ông ổng những câu hát lộn xộn rồi sục sạo t́m gái. Đứa nào cũng lờ đờ tê dại chẳng c̣n phân biệt nổi nhà ngói nhà tranh.

 

Các cô học tṛ quí hóa nọ “đánh giá” tôi thật là quá quắt! Thà là các cô cầm con dao lưỡi dài đâm đại cho tôi một nhát lút cán cho tôi giăy đành đạch, chết đứ đừ tại chỗ, có khi c̣n dễ chịu hơn cái lối đoán ṃ thắt họng đó! Đúng là một lũ nhất quỷ nh́ ma … tôi hỏi:

 

-         Mầy có nhớ mặt đứa nào không?

-         Chỉ toàn một mớ lưng thôi. Có thấy mặt mũi ǵ đâu mà bảo nhớ? H́nh như chúng nó cùng lớp Đệ nh́ nào đó.

 

Nếu chuyện không quá tế nhị, chắc tôi phải cầm micrô rống thật to cho cả tường vách cùng bạch đàn dương liễu trong trường cũng đều nghe đủ:

 

Nè! Đừng có mà nói đểu nghen! Thầy không phải vậy đâu nghen!… Ngheeen!… … Ngheeeen!… …

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 12, 2009

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

*   越南情歌  *

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電郵請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2004 - 2009  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer