Nam giáo
sư dạy trường dành riêng cho nữ sinh có nhiều
cái bất tiện.
Thường th́ các phụ huynh cứ
cho rằng nếu xẩy rắc rối phái tính th́ cầm
chắc đến 100% là
do các nam giáo sư gây ra, c̣n nữ sinh toàn là nạn nhân
ngây thơ bị … cha ḿn mê hoặc, dụ dỗ. Lập
luận một chiều ấy nghe thật tức anh
ách, v́ t́nh trạng thực sự lắm khi phát triển
theo chiều ngược lại cho những kẻ… dại
gái.
Một hôm, tôi đang dạy lớp
Tứ IV.
Đang giảng bài ngon lành, nh́n ra cửa
lớp thấy bà Hiệu trưởng, bà Giám thị
và một bà nào đó không quen, đi xăm xăm đến
văn pḥng. Cả ba bà vẻ mặt căng thẳng
như sắp dự cuộc đánh nhau, không một ai
nh́n vào lớp, thật là chuyện không b́nh thường
tí nào.
Chợt ông cai trường gơ cửa
lớp. Tôi bước xuống bục, nghe ông nói nhỏ:
-
Bà Hiệu trưởng mời thầy
đến văn pḥng.
Vẻ mặt ông cũng không b́nh
thường nốt. Có lẽ ông đánh hơi có mùi ǵ
đó phảng phất trong không khí nơi đây.
Tôi vừa ngồi xuống ghế
th́ bà không quen nọ độp ngay:
-
Thầy … làm ǵ con LH?
Câu hỏi quá bất ngờ khiến
tôi sửng sốt tối đa, nhất thời tôi chả
hiểu nổi “làm ǵ” là làm ǵ. Tôi ngơ ngác nh́n bà Hiệu
trưởng, bà này hỏi rành rọt từng tiếng:
-
Lúc năy, anh “mần chi” con
LH?
Đến đây th́ tôi hiểu sạch
bách! Trời đất! Tại sao có vụ “hỏi
cung” ngang ngược thế này? Từ lâu, tôi cứ
nghĩ rằng chất giọng Huế chỉ thật
tuyệt vời khi “Nỉ non đêm vắn t́nh dài”, c̣n
dùng vào các lĩnh vực khác th́ không “ăn” nổi giọng
Nam giọng Bắc, Lúc này tôi mới phát hiện thêm một
điều là đem chất giọng ấy hỏi
cung nghe mới khủng bố làm sao!
Cả ba có vẻ suy diễn sai sự
“thả hồn đi hoang” nọ của tôi, chăm
chăm nh́n tôi, quên cả nháy mắt.
Tôi nh́n thẳng vào mắt từng bà
để khẳng định bản lĩnh. Vắng
tôi, học sinh Tứ IV lác đác đi ngang cửa
pḥng để ḍ la t́nh h́nh. May có tủ hồ sơ cao
ngất ngưởng án ngữ phía
ngoài, che khuất t́nh cảnh bối rối của bốn
người chúng tôi.
Tôi nghiêm nghị hỏi:
-
Tại sao bà hỏi tôi như vậy?
Bà Hiệu trưởng lúc này mới
giới thiệu:
-
Đây là bà Hiệu trưởng
trường Nữ Tiểu học, mẹ của Hoàng
Thị L H.
Bà nọ tiếp lời:
-
Con L H về nhà giữa buổi học,
không dựng xe tử tế như ngày thường mà
quăng bừa ra đó, chạy ngay vào buồng chúi mặt
vào gối, đấm giường bồm bộp, khóc
sướt mướt. Hỏi ǵ nó cũng chỉ lăn lộn khóc lóc, cuối cùng chỉ
thốt được hai tiếng: “thầy L.”
Tôi nghĩ thật nhanh trong trí:
-
Quái lạ cho nữ sinh xứ này? Nếu
cô nào gặp tôi cũng đều chạy tuốt về
nhà lăn đùng ra khóc th́ tôi dạy
diếc ǵ được đây? Thất nghiệp tới
nơi rồi!
Người ta bảo các con vật
bốn chân giẫm phải rắn, bị tấn công
đến ngấm nọc độc khiến chân cẳng
phù nề cất bước không nổi, về sau cứ
bắt gặp sợi dây hay rễ cây là giật thót bỏ
chạy. T́nh h́nh tôi xét cho cùng cũng na ná.
Năm 1952, tôi dạy được
ba tháng th́ bị tóm gáy tống vào trại tù binh. Ra tù,
tôi phóc lên chiến khu. Ḥa b́nh lập lại năm 1954,
tôi về dạy tại nhà trại một người
quen, được khoảng năm tháng th́ đột
nhiên nghề thợ hồ cạnh tranh với nghề
dạy gắt quá, học tṛ lần hồi bỏ theo
thợ hồ, tôi phải dẹp nghề.
Nay là lần thứ ba, tôi chật vật
măi mới được đào tạo thành nhà giáo
chính qui th́ gặp ngay vố này sau sáu tháng hành nghề.
Phải chăng tôi không có duyên với nghề giáo? “Sự
bất quá tam”, lần này mà xảy sự số ǵ th́
chắc chắn mười mươi là tôi cạch hẳn
cái nghề đa sự này…
Ba bà nọ nh́n nhau, chưa nghĩ ra
chiêu nào để đấu với tôi th́ chợt có tiếng
kêu to:
-
Má! …
L H đứng tít ngoài cổng vẫy
tay, chờ mẹ ra. Cô ta cúi gầm không chịu nh́n ai,
lí nhí ǵ đó với mẹ. Bà nọ lật đật
quay vào, c̣n cô con gái bà th́ phóng xe mất hút. Bà ta nhỏ
nhẹ:
-
Xin lỗi hai bà và thầy L. Con bé kể
rằng nó giơ tay phát biểu ba lần liền mà thầy
L toàn chỉ mấy đứa khác phát biểu chớ
không chỉ nó. Con nhỏ này bậy quá!
Tôi tưng hửng nh́n theo ba bà rảo
bước ra về, h́nh như có phần nhanh hơn một
chút so với lúc đến.
Tôi thầm chua chát:
-
Cái xứ ǵ mà lạ! Học tṛ trai
th́ ném đá vỡ cửa kính nhà thầy. Học tṛ gái
th́ gần như … “ném bom” thiếu chút nữa tiêu tùng cả
nghề nghiệp của thầy!

Giáo
Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师 <photo>
Việt Nam, 11/2008
|