CẬU ẤM ĐI THI

 

 

 

 

 

 

 

Kỳ thi nọ ở Huế, tôi làm giám thị hành lang ở trung tâm Nguyễn Tri Phương. Nơi đây có Lê Anh D, con trai tỉnh trưởng sở tại dự thi. Các giám thị x́ xào điều ấy như một tin tức thời sự nóng bỏng đầy hấp dẫn.

 

Sáng hôm ấy, một xe cảnh sát hộ tống chiếc xe nhà đến sân trung tâm thi. Hai cảnh sát nhanh nhẹn nhảy khỏi xe, mở cửa cho “cậu ấm” nọ ung dung rời xe.

 

Cậu ấm rảo bước vào pḥng thi ở khu vực tôi phụ trách. Tôi gọi y là “cậu ấm” nghe có hơi ép, v́ con quan đầu tỉnh lẽ ra nên gọi là “công tử” mới đúng tầm. Thế nhưng công tử thứ thiệt dù ở thời nào cũng thường kéo theo một cái đuôi dài ngoằng những kẻ lau hau “theo đóm ăn tàn”, a dua xu nịnh, bày tṛ phá phách phố xá, bức hại dân lành nầy nọ. Đằng này Lê Anh D … không gây tai tiếng ǵ ở phố xá, mặt lạnh tanh, bước đi lặng lẽ giữa hai viên cảnh sát rảo bước cùng nhịp, khiến “cậu ấm” trông có vẻ giống một tên trọng phạm nhiều hơn.

 

Cậu ấm xử sự trong pḥng thi phải nói là rất gương mẫu. Không x́ xào với người ngồi cạnh gây rối trật tự, không liếc ngang liếc dọc, không quay tới quay lui. Năm trước y đă hỏng một keo, năm nay thi lại nên y biểu lộ thái độ thật nghiêm túc, tỏ ra có trách nhiệm với bản thân và tôn trọng giám thị. Trông y khá căng thẳng nhưng nhờ to xác bự con nên trông cũng ít tội nghiệp.

 

Giữa buổi thi, ông bố mặc thường phục giản dị, đi dọc hành lang nh́n con ḿnh đang làm bài nhưng chân ông ta vẫn giữ đều nhịp bước chứ không dừng lại. Cậu ấm có lẽ nghe rơ tiếng giầy bước nhanh của bố cùng đám tùy tùng nhưng vẫn không hề nh́n ra cửa sổ. Tôi có dịp quan sát tỉ mỉ quang cảnh ấy v́ từ lúc ba chiếc xe hơi vào cổng, tôi trốn việc bắt tay quan lớn (v́ vụng về, không khúm núm xun xoe đủ đô cho hài ḷng quan) nên nhanh chân tót vào pḥng thi nọ, quay lưng ra ngoài, ai muốn “ bắt lưng” thay cho bắt tay th́ cứ việc!

 

Hôm cuộc thi và chấm thi kết thúc, tôi bị trưng dụng vào ban cộng điểm, t́nh cờ cộng đúng tờ điểm Lê Anh D … Tôi gọi chủ khảo bảo nhỏ:

 

-         Anh ơi, thằng Lê Anh D … này là con cưng của lăo Tỉnh trưởng đấy! Nó thi có vẻ căng thẳng, tội nghiệp lắm. Nghe nói năm ngoái đă hỏng một keo rồi. Lần này nó thiếu đúng nửa điểm. Tôi nghĩ rằng nó sẽ bỏ học, tấp theo loại “phá gia chi tử” mất! Sẽ không thiếu ǵ hạng lưu manh thèm có một đại ca đẹp trai, vạm vỡ, râu quai nón ngang tàng như hắn.

 

Nói đến đây bổng dưng ḷng trắc ẩn cộm lên, tôi bèn hạ giọng thật nhỏ:

 

-         Anh để tôi chữa đại nửa điểm môn Văn cho hắn gặp may nhé! (môn Văn hệ số 3 nên thực sự hắn chỉ cần 0,17 điểm là đủ đỗ. Một công tử mà có vẻ con nhà lành như hắn là món quà quí của tạo hóa ban cho những người dân thấp cổ bé miệng. Tính ra số điểm hắn thiếu chưa đến nửa phần trăm (0,5%) mà phải chịu hỏng thêm năm thứ hai để rồi chua chát nh́n bao nhiêu bè bạn dốt lười hơn ḿnh đă nghiễm nhiên làm sinh viên Đại học. Chưa bao giờ mấy tiếng “ học tài thi phận” làm nhói ḷng tôi đến thế!)

 

Nghe tôi bảo vậy, anh ta xừng lông mày la chói lói như bắt gặp hung phạm đang gây án, khiến mọi cặp mắt trong pḥng chằm chằm nh́n vào tôi:

 

-         Ông xúi tui ở tù hả? Đừng giỡn nghe cha!

 

Tôi e rằng sự quan tâm quá đáng của tôi rất có thể làm viên Chủ khảo nghi là tôi tiếp tay cho một “c̣” nào đó. Tôi biết “Nhất ngôn bất trúng, vạn ngôn vô dụng” nên không đeo bám vào lời đề nghị vô lư ấy của ḿnh nữa, đành buộc lương tâm phải nhắm mắt ngủ yên, cấm rọ rạy v́ trắc ẩn.

 

Viên thư kư đánh máy kết quả kỳ thi, nhận ra “cậu ấm” thiếu nửa điểm oái ăm ấy nên mật báo về Nha Học chánh Trung phần (nơi anh ta làm việc). Việc làm ấy phi pháp nhưng hợp lư. Ông giám đốc Nha nọ (về sau từ chức, sang Pháp lấy bằng Tiến sĩ Toán rồi về làm Khoa trưởng ĐHSP Huế) liền gọi điện hỏi Chủ khảo về điểm thi của thí sinh nọ. Nhận được kết quả, ông ta yêu cầu ngưng ngay việc đánh máy, mời Chủ khảo lên Nha gấp để hội ư. Chẳng rơ họ tranh căi với nhau ra sao mà người nhân viên đánh máy nọ phải ngồi trực cho muỗi Huế quấy rầy suốt từ 16 giờ đến 23 giờ, chốc chốc nhận lệnh rồi lại nhận phản lệnh qua điện thoại. Cuối cùng anh này mạnh dạn tuyên bố là ḿnh chỉ tuân lệnh trên khi có văn bản chính thức mà thôi.

 

Tôi biết khá rơ về tính nết của hai ông. Ông nào cũng cương quyết đến độ cực đoan, bất chấp hậu quả. Người ta đồn rằng trong quá khứ, ông giám đốc Nha nọ có lần cho vớt đến 30 điểm trong kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp (như tốt nghiệp cấp II ngày nay) chỉ v́ người em vợ chưa cưới của ông ta c̣n thiếu chừng ấy điểm (lần này ông ta can thiệp nửa điểm, thật là chuyện… nhỏ như vi khuẩn!)

 

C̣n ông Chủ khảo th́ tôi đă chứng kiến trực tiếp cái tính ngang phè của ông. Khi ông chỉ định tôi sung vào ban cộng điểm, các giám khảo môn Toán cảm thấy bị xúc phạm nên lên tiếng:

 

-         Hăy để giám khảo Toán cộng điểm chớ!

 

Ông trề môi độp ngay để bênh tôi:

 

-         Giám khảo Toán mà cộng ǵ! Cộng điểm “pạc xên” cũng chưa xong nữa là!

 

Điểm pạc xên là điểm trong từng phần bài thi. Thang điểm thi Toán thường phân bố rộng nên khi cộng dồn lại rất dễ sót, dễ nhầm. Đó là chuyện khá b́nh thường nhưng ông tận dụng cốt để dằn mặt đám giáo khảo Toán với ngụ ư:

 

-         Đừng có mà lộn xộn! Các ông cộng điểm một bài thi c̣n chưa xong, nói chi là cộng điểm cả … pḥng thi?

 

Tính ông này như vậy mà chạm vào tính ông kia th́ phải biết. Rốt cuộc Lê Anh D… lại hỏng lần nữa.

 

Sáng hôm sau, tất cả xe cộ của Nha và Tỉnh cấp cho Hội đồng giám khảo đều bị thu hồi nhất loạt. Mọi việc đi lại, ăn uống, đặt vé máy bay v.v… đều dùng xích lô.

 

Cứ tưởng tṛ trả thù nhỏ mọn chỉ chừng ấy là xong, nào ngờ gia đ́nh quan đầu tỉnh tức tốc tiến hành chuyến du lịch khuây khỏa cho cậu ấm nọ khiến chúng tôi dở khóc dở cười khi chạm trán họ ở sân bay. May mà họ đi chuyến Sài G̣n, c̣n chúng tôi đáp máy bay khác đi Nha Trang và Cần Thơ. Họ đợi ở pḥng VIP c̣n chúng tôi ở pḥng … bá tánh. Thỉnh thoảng đôi bên va chạm nhau bằng thị giác, mỗi bên đều có cái ǵ đó để tự hào.

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 2, 2010

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2010  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer