NĂM MỚI NHỚ NGƯỜI CŨ:  TÂM SỰ PHẬT CƯỜI

 

( THAY LỜI CHÚC TẾT )

 

 

 

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

Làm con dân Khải Minh tất không ai không biết Phật Cười (笑佛) chính là biệt hiệu kiêm bút hiệu tự chọn của nhà văn, nhà giáo Lê Nguyên (黎元).

 

Những năm dạy cùng trường với Lê tiên sinh tôi thường xuyên nhận nụ cười đôn hậu ấy của ông trong những lúc gặp nhau ở các cửa lớp hay ở lối đi. “Cười” th́ rơ ràng là thế, c̣n “Phật” ra sao th́ quả t́nh tôi chưa hề biết được chút ǵ.

 

Gần đây, nhân Từ Nguyệt Hoan gởi cho bài thơ “Khách Xá Độc Tọa” (客舍独座) của Phật Cười được Hàn Quốc Trung đăng trên web nhà, ngày 23/11/ 2007, tôi đă thích thú vận dụng “toàn bộ công lực” của ḿnh để t́m hiểu tâm sự của tác giả. Bài thơ ấy được chuyển ra Việt ngữ như sau:

 

 

NGỒI MỘT M̀NH Ở KHÁCH SN

 

Sương pha thêm tóc vẫn long đong,

Tắm ngựa bến sông thẹn bụi hồng.

Đêm đến quạ kêu trăng cổ thụ,

Thu về nhạn lạc chốn không trung.

Hồn văn c̣n lại ba phần giá,

Hơi kiếm gởi vào một khói loang.

Độc ẩm rượu ḥa cùng lệ tủi,

Món quê nếm lại vị c̣n không?

 

 

Chúng ta thử tiến vào ư tưởng của từng câu thơ để t́m gặp lại tâm sự Phật Cười của ngót nửa thế kỷ về trước.

 

Câu 1: “Sương pha thêm tóc vẫn long đong”

 

Phật cười bắt đầu bài thơ bằng cách tự đánh giá bản thân khá nghiêm túc. Lư trí đă tách rời ông để quay lại đánh giá t́nh cảm ông và bắt gặp một thực trạng bi đát bằng tráng chí hùng tâm vẫn chưa “bạc” mà tóc th́ cứ “bạc” thêm  măi.

 

Ngồi một ḿnh ở khách sạn vào cái năm 1959 ấy, bấy giờ có lẽ Phật Cười c̣n ở tuổi bốn mươi, tức là lứa tuổi c̣n có thể cho phép người ta “lấy tương lai để sửa sai quá khứ” thế nhưng đối với ông, tương lai khá hư vô, một tuyệt lộ cho những người có chí khí c̣n trong quá khứ ông nếm trải đă nhiều gian nan khổ ải, đă từng sống một tháng dài bằng cả một năm, thế mà rốt cuộc vẫn long đong, chưa được cuộc đời đền đáp, đăi ngộ chút ǵ.

 

Câu 2: “Tắm ngựa bến sông thẹn bụi hồng”

 

Không rơ Phật Cười có lồng vào câu này điển cố ǵ không, riêng tôi chỉ nhận thấy ở đây một biểu tượng của sự bỏ cuộc.

 

Trong cả chặng đời trai trẻ, Phật Cười đă phóng lên phía trước thật hăm hở không tiếc ǵ sức ngựa, có nghĩa là bao nhiêu hùng tâm tráng chí, ông đều dốc ra cùng kiệt, “ngựa” đă nhuốm đầy bụi đường nhưng ngó lại, long đong vẫn hoàn long đong, ông bắt đầu tiếc cho những tháng năm uổng phí, dừng lại để gột rửa, làm sạch lại nhiệt t́nh của ḿnh.

 

Đấy là tâm tư rất chung của lớp người đă từng lập chí rồi thất chí, từng bị cuốn vào ṿng xoáy của thời cuộc, bị choáng v́ Thế chiến lẫn nội chiến (1939 - 1949) như Phật Cười đă nếm trải.

 

(Về mặt xử lư từ ngữ, có lẽ h́nh ảnh “tắm ngựa bên cầu” (洗馬橋邊) của Phật Cười có giá trị một bức tranh đẹp, thế nhưng tôi cho rằng “tắm ngựa bến sông” thực hơn, gợi cảm hơn v́ ở “bến” quang cảnh thường vui nhộn hơn “cầu”, nhất là khi cầu ở vào nơi heo hút quạnh vắng).

 

Câu 3: “Đêm đến quạ kêu trăng cổ thụ”

 

Chuyện quạ kêu trong trăng rơ ràng là chẳng thể nào xảy ra giữa chốn Sài G̣n đô hội phồn hoa thời bấy giờ. Thế nhưng trong chốn sâu thẳm của một tâm hồn nghệ sĩ uyên bác như Phật Cười, tiếng quạ ấy rất thật, vầng trăng ấy không hề bị đèn đường lấn át v́ chúng là những h́nh tượng nghệ thuật từ cơi xa xăm vượt qua không gian hàng vạn dặm, vượt qua thời gian hàng ngh́n năm để về với tâm linh Phật Cười, kẻ đang độc tọa nơi khách xá. Người yêu văn chương ở mức b́nh thường nhất cũng không thể không nhớ tiếng quạ kêu trăng ấy cất lên trong bầu trời đầy sương ở bến Phong Kiều (cầu Bàng) bên ngoài thành Cô Tô, nơi nhà thơ Trương Kế đời Đường đă ghé thuyền chờ sáng và để lại cho đời mấy vần thơ bất hủ.

 

Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên ...

(月落鳥啼霜滿天

 江楓漁火對愁眠

張繼 - 楓橋夜泊)

 

Xin tạm dịch hai câu thơ trên để tiện theo dơi tâm sự Phật Cười.

 

Trăng tàn, sương đậm, quạ kêu

Lửa chài, bàng đỏ cùng khêu giấc sầu

 

Câu thơ của Lê tiên sinh đă gợi lại “nguyệt lạc ô đề” lẫn “giang phong”. Điều này không hề mang ư nghĩa lợi dụng thi tứ mang “thương hiệu” của Trương Kế mà chẳng qua ông chịu ảnh hưởng của tinh thần Trung Quốc vốn coi “tập cổ” là ưu điểm khi ông cùng cảm thấy ḷng ḿnh man mác bâng khuâng như tâm trạng Trương Kế (tôi ngờ ngợ rằng cái “khách xá” mà Phật Cười đang “độc tọa” cũng ở kề bến sông, cũng có những cây bàng cổ thụ um tùm lá đỏ và chính màu lá ấy là động lực tạo nên câu thơ tập cổ này).

 

Câu 4: Thu về nhạn lạc chốn không trung

 

Ở đây, chúng ta bắt gặp một ẩn dụ chứa hai biểu tượng khá quen thuộc là mùa thu và chim nhạn.

 

Người ta thường tính ṿng đời là trăm năm nhưng trong tâm tưởng người ta thường ước định khoảng 80 năm. Như vậy, có thể ấn định mỗi “mùa tuổi” diễn ra chừng 20 - 25 năm.

 

Các triết gia Ấn Độ quan niệm mùa xuân của ṿng đời (→20 đến 25 tuổi) để yêu - mùa Hạ (→ 40 tuổi - 50 tuổi) dành cho công danh sự nghiệp - mùa thu (→ 60 - 75 tuổi) dành cho việc làm giàu - mùa Đông c̣n lại dành cho bệnh tật, chết chóc (→ 80 - 100 tuổi). Như vậy, sau tuổi 25 mới yêu, sau tuổi 50 mới lo đỗ đạt, tranh cử, lập đảng, .v.v. và sau tuổi 75 mới bôn ba sấp ngửa để làm giàu, toàn là kiểu hành động… trái mùa, trễ mùa.

 

Năm 1959 ấy, Phật Cười ở giai đoạn tuổi 40 - 50 (như đă bàn ở câu 1). Ông có thể trẻ hơn đi nữa th́ tâm trạng ông cũng đă già dặn ngang lứa tuổi ấy. Các thi nhân văn nhân đạt đến độ tuỏi 40 - 50 mới thực thụ trở thành tác giả chín chắn của mùa thu như Đào Tiềm đời Tấn (256 - 418) Âu Dương Tu đời Tống (960 - 1296) ở Trung Quốc hay Nguyễn Khuyến (1835 - 1910), Tản Đà (1888 - 1939) ở Việt Nam đă để lại những tác phẩm đặc sắc về mùa thu chính là chịu sự tác động huyền bí của “tuổi thu” ấy. Phật Cười chỉ nhắc đến mùa thu chứ chưa đi sâu vào thu hứng, thu cảm v́ bấy giờ thực t́nh th́ ông mới vừa kết thúc xong ṿng tuổi xuân hè.

 

Biểu tượng thứ hai là chim nhạn.

 

Trên thang giá trị muôn loài, chim nhạn có vẻ chả đáng bàn. H́nh như thiên hạ đă lầm! Sách kỷ lục Guinness đă ghi nhận việc một máy bay thử nghiệm của Ấn Độ đă chụp ảnh một đàn nhạn bay ở tầm cao 17 km nghĩa là vượt khỏi khí quyền 7 km! Điều đó chứng tỏ rằng “bản lĩnh” loài nhạn quá tầm nghiên cứu khoa học! Tùy theo t́nh h́nh khí tượng, nhạn bay theo đội h́nh chữ Nhất () hoặc chữ Nhân () và luôn tôn trọng khí động học bằng cách chuyển đổi chỗ cho nhau để đảm bảo độ bền sức. Có lẽ chỉ loài nhạn mới được ngôn ngữ dành cho hai chữ “nhạn trận” để miêu tả cách bay di trú ấy. Thỉnh thoảng vẫn có những con “lạc trận” v́ vô số lư do. Ai từng là chiến binh bị đơn vị bỏ lại mới thấm thía hai chữ “lạc trận” ấy và Phật Cười lâm vào t́nh trạng tương tự khi “độc tọa”, suy ngẫm về đời ḿnh.

 

Câu 5:  Hồn văn c̣n lại ba phần giá.

 

Theo lời kể nhỏ giọt (h́nh như anh ta biết không nhiều) của Huỳnh Khải Hưng th́ Phật Cười từng là nhà báo chuyên nghiệp. Thời cuộc đưa đẩy ông sang nghề giáo, ông đă đánh mất rất nhiều, đúng là “mười phần hết bảy c̣n ba” như lời sấm Trạng Tŕnh. Có lẽ đang lúc tâm trạng kém thoải mái, ông tự đánh giá hơi bi quan, chứ theo chỗ tôi biết th́ học tṛ của nhà giáo Lê Nguyên không hề nghĩ về ông như thế.

 

Câu 6: Hơi kiếm gởi vào một khói loang

 

Kiếm và sách (thư - kiếm) là hành trang của kẻ sĩ nhập thế. Đây là mối tương quan giữa Tri và Hành. Phật Cười thuộc thành phần sĩ phu ấy. Ông có cơ hội bộc lộ phẩm chất ấy của ḿnh hay không? Ông làm ǵ trong Thế chiến thứ II và nội chiến Trung Quốc? Với tôi, đấy là ẩn số. Tuy nhiên, nh́n làn khói thuốc vẽ ngoằn ngoèo trong không gian mà h́nh dung ra kiếm khí của ḿnh như thế, quả thật là tâm hồn thi sĩ chân chính, và quả thật là tâm sự một kẻ thất chí.

 

Câu 7: Độc ẩm rượu ḥa cùng lệ tủi

 

Câu kết thứ nhất đă gói trọn bốn câu 3 - 4 - 5 - 6, quả là một câu kết đạt hiệu quả tối đa! Quạ kêu, nhạn lạc, hồn văn mất giá, hơi kiếm loăng tan, cả một nỗi niềm chua chát ḥa vào chung rượu năo nề. Cái cô đơn c̣n hùa vào làm ông xót xa cho đời ḿnh hơn nữa. Hoài băo không thực hiện được đă là chuyện nặng nề cho tâm sự rồi tâm sự không biết ngỏ cùng ai lại làm tủi thân hơn. Có lẽ chưa lúc nào Phật Cười buồn nhiều bằng cuộc độc tọa đó.

 

Câu 8: Món quê nếm lại vị c̣n không?

 

Trong nguyên tác, câu này của Phật Cười nhằm nói lên nỗi xót xa về một quê hương chỉ c̣n trong kư ức và ông tha thiết mong có một ngày về lại. Tôi nghi là “nền công nghiệp không khói” ngày nay đă đáp ứng từ lâu và ông đă tha hồ nếm lại những món ông ưa thích nhưng ông không t́m lại được cái khóai chá của Trương Hàn đời Tấn v́ vô số trở ngại:

 

- Hoặc là món quê ấy đă thất truyền, không c̣n ai nhớ và thích.

- Hoặc là món quê ấy vẫn c̣n nhưng vật liệu kém chất lượng, chế biến không hợp khẩu vị bằng món xưa.

- Hoặc là vị giác của ông đă hết tinh tế.

 

Tóm lại, điều ao ước của ông là vô vọng. Qui luật cuộc đời đă được mă số De Noailles đúc kết “không bao giờ t́m lại được tâm hồn chiều nay của ta!”

 

*

*  *

 

Trong dịp xuân về, bỗng dưng ḷng tôi hướng đến Phật Cười bằng những ư nghĩ riêng tư như thế. Bóng dáng Phật Cười với vầng trán cao, đôi mắt to nh́n thẳng đầy tin cậy, khuôn mặt gầy và khô, phong thái nhanh nhẹn, tất cả hiện lại thật sắc nét trong trí tôi lúc này.

 

Hồn thiêng Phật Cười ơi! Xin thông cảm cho sự b́nh phẩm đường đột của Chi Nhất này nhé!

 

 

Chi Nhất  之一

01.01.2008, Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

Copyright © 2004 – Present   KHAIMINH.ORG | Website Disclaimer