CÔ ĐƠN

 

 

 

 

 

 

Nguyên văn

 

L’ISOLEMENT

 

 

Souvent sur la montagne, à l’ombre du vieux chêne,

Au coucher du soleil, tristement je m’assieds;

Je promène au hasard mes regards sur la plaine,

4.       Dont le tableau changeant se déroule à mes pieds.

 

Ici gronde le fleuve aux vagues écumantes;

Il serpente, et s’enfonce en un lointain obscur;

Là le lac immobile étend ses eaux dormantes

8.       Où l’étoile du soir se lève dans l’azur.

 

Au sommet de ces monts couronnés de bois sombres,

Le crépuscule encor jette un dernier rayon;

Et le char vaporeux de la reine des ombres,

12.     Monte, et blanchit dèjà les bords de l’horizon.

 

Cependant, s’élancant de la flêche gothique,

Un son religieux se répand dans les airs;

Le voyageur s’arrête, et la cloche rustique,

16.     Aux derniers bruits du jour mêle de saints concerts.

 

Mais à ces doux tableau mon âme indifférent

N’éprouve devant eux ni charme ni transports;

Je contemple la terre ainsi qu’une ombre errante;

20.     Le soleil des vivants n’ échauffe plus les morts.

 

De colline en colline en vain portant ma vue,

Du sud à l’aquilon, de l’ aurore au couchant,

Je parcours tous les points de l’immense étendue,

24.     Et je dis : "Nulle part le bonheur ne m’attend"

 

Que me font ces vallons, ces palais, ces chaumières,

Vains objects don ‘t pour moi la charme est envolé?

Fleuves, rochers, forêts, solitudes si chères,

28.     Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé!

 

Que le tour du soleil ou commence ou s’achève,

D’un ceil indifférent je le suis dans son cours;

En un ciel sombre ou pur qú il se couche ou se lève,

32.     Qú importe le soleil? Je n’ attends rien des jours.

 

Quand je pourrais le suivre en sa vaste carrière,

Mes yeux verraient partout le vide et les déserts;

Je ne désire rien de tout ce qú il éclaire;

36.     Je ne demande rien à l’immense unvers.

 

Mais peut-être au – delà des bornes de sa sphère.

Lieux où le vrai soleil éclaire d’autres cieux,

Si je pouvais laisser ma dépouille à la terre,

40.     Ce que j’ ai tant rêvé paraîtrait à mes yeux!

 

Là, je m’enivrerais à la source où j’aspire;

Là, je retrouverais et l’espoir et l’amour,

Et ce bien idéal que toute âme désire,

44.     Et qui n’ a pas de nom au terrestre séjour!

 

Que ne puis-je, porté sur le char l’Aurore,

Vague objet de mes voeux, m’élancer jusqu’ à toi!

Sur la terre d’exil pourquoi resté-je encore?

48.     Il n’est rien de commun entre la terre et moi.

 

Quand la feuille des bois tombe dans la prairie,

Le vent du soir s’élève et l’ arrache aux vallons;

Et moi, je suis semblable à la  feuille flétrie;

52.            Emportez-moi comme elle, orageux aquilons!

 

 

Lamartine

 

 

Tác giả:  Alphonse de Lamartine (1790 – 1869) là thi nhân bậc thầy của nền thơ ca lăng mạn ở thế kỷ XIX của nền văn học Pháp.  Có thời ông là Tổng trưởng ngoại giao.

 

Bài thơ trên ra đời do cái chết của người yêu (nàng Elvire).  Cái chết ấy đă gây cho thi nhân nỗi niềm trống trải chán đời. (Nàng Elvire qua đời năm 1817. Trường hợp này xui ta liên tưởng lời phát biểu mang tính lư luận của chính Lamartine. "Thơ đă làm ra tôi chứ không phải tôi làm ra thơ")

 

 

 

 

 

 

 

Dịch thơ :

 

CÔ ĐƠN

 

 

Có những buổi hoàng hôn trùm đỉnh núi,

Bên gốc sồi, tôi buồn ngắm bâng quơ,

Dưới chân tôi, cánh đồng rộng xa mờ,

4.       Với cảnh sắc thật muôn phần sinh động.

 

Ở nơi nầy ḍng sông đang cuộn sóng,

Lượn quanh co về chốn biệt mù tăm,

Và nơi kia mặt hồ rộng âm thầm,

8.       Khảm lên đó, ánh sao đêm lấp lóe.

 

Các chỏm núi dưới trời chiều lặng lẽ,

Tia nắng vàng thoi thóp phía trên cao,

Và chân trời bảng lảng trắng phau phau,

12.     Chị Hằng đă ngự xe mây nhẹ lướt.

 

Từ thánh giá ngôi giáo đường cao vút,

Tiếng chuông chiều buông theo gió ngân nga,

Tiếng thiêng liêng ḥa muôn tiếng chiều tà,

16.     Khiến lữ khách tần ngần dừng bước lại.

 

Cảnh vẫn đẹp nhưng ḷng tôi tê tái,

Châu thân tôi đầy một nỗi hững hờ,

Tôi cúi đầu, thấm thía phận bơ vơ,

20.     Nắng kẻ sống ấm chi ḷng kẻ chết?

 

Tôi ngao ngán nh́n núi đồi trùng điệp,

Khắp bốn phương dù nam, bắc, tây, đông.

Bao la thay là vũ trụ vô cùng!

24.     Tôi nghĩ bụng : "Chả nơi nào hạnh phúc".

 

Ôi vô nghĩa khi ḷng tôi tan nát,

Mặc đền đài, thung lũng, mặc lều tranh;

Hỡi suối đồi yêu dấu! Hỡi rừng xanh!

28.     Hóa sa mạc khi một người vắng bóng!

 

Thôi từ nay ta ôm niềm tuyệt vọng,

Mặt trời lên hay lặn có cần chi!

Khung trời xanh hay nhuộm xám màu ch́,

32.     Tôi cũng mặc, buông xuôi theo ngày tháng.

 

Nếu gượng gạo cho qua ngày đoạn tháng,

Chỉ thấy toàn những trống vắng mà thôi,

Hết ước mơ, cả trời đất hết rồi!

36.     Và vũ trụ chả c̣n ǵ đáng kể.

 

Nhưng có lẽ phía bên kia trần thế,

Nơi mặt trời c̣n chói lọi hào quang.

Nếu thân tôi mà trút bỏ dễ dàng,

40.     Th́ tôi cũng sẵn sàng, không luyến tiếc.

 

Để t́m lại niềm yêu thương tha thiết,

Để say sưa uống cạn suối huyền mơ,

Và tâm trí miên man điều diễm tuyệt,

44.     Mà trần gian không hề có bao giờ!

 

Sao tôi chẳng theo B́nh minh giong ruổi

Đến bên em, huyền ảo của ḷng tôi?

Cơi đất trích c̣n chi mà tiếc nuối?

48.     Đối với tôi, giờ xa lạ lắm rồi!

 

Khi chiếc lá ĺa rừng rơi nội cỏ,

Gió chiều lên cuốn khỏi lũng xa xôi,

Tấm thân này như chiếc lá mà thôi,

52.            Gió hỡi gió! Cuốn giùm ta hỡi gió!

 

 

Thái Trọng Lai  ( dịch )

 

 

 

Diễn giải

 

Bài dịch này thực hiện lần đầu vào năm 1967 theo yêu cầu của giáo sư Pháp văn Trần Phạm Hiếu (cử nhân văn chương Sorbonne - Paris) nhằm hoàn thiện bài giảng cho lớp 11C trường Nữ Trung học Nha Trang. (Vài tuần sau, người dịch nhận được bức thư nặc danh khá dài và khen ngợi là “thầy dạy Văn lư tưởng”. Sau đó ngót vài tháng, người dịch lại khám phá một chi tiết thú vị: người viết thư nọ chính là  một nhân vật quá ư quư hiếm vào thời điểm ấy, đó là cụ cựu Thượng thư bộ Lễ của triều Nguyễn - cụ Tôn Thất Tán - dưới thời Phụ chính Tôn Thất Hân). Bức thư nặc danh nọ giúp tôi hiểu ra rằng một khi đă nhận của xă hội một sự tôn vinh nhất định, th́ ngay đến việc khen chê dù là vặt vănh đi nữa người ta cũng không thể nào tùy tiện định đoạt công khai được mà phải tuân giữ phong cách người quân tử là luôn luôn thấp thỏm nơm nớp “như đi đến vực sâu, như đi trên băng mỏng” (chiến chiến căng căng như lâm thâm uyên, như lư bạc băng – Khổng Tử).

 

Khi bài dịch này xuất hiện trong Kỷ yếu Mười năm thành lập trường Nữ Trung học Nha Trang (1961 - 1971) th́ nhân đêm văn nghệ mừng sự kiện ấy, một khách  mời là nhà văn Vơ Hồng đă thân mật, choàng vai tôi dạo bước dọc hành lang vắng của lầu 2, thủ thỉ góp ư những bài tôi đăng trên Kỷ yếu nọ khiến tôi cảm kích khôn tả. Có điều anh lại tỏ ư tiếc là bài dịch kia có chỗ bị trùng vần (ám chỉ câu 33). Ḷng khâm phục trong tôi đă nhất thời đè bẹp ư muốn phản biện, mặc dầu thâm tâm tôi rất tâm đắc về sự trùng vần cần thiết nọ của ḿnh, v́ đấy chính là dấu hiệu tỏ ra rằng tôi đă biết vận dụng thi tứ của Nguyễn Gia Thiều và Nguyễn Du:

 

… Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng,

    Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa…

 

                                                (Cung óan ngâm khúc)

Và:

 

  Nay hoàng hôn đă, lại mai hôn hoàng…

 

                                                (Kiều)

 

( Tôi cho rằng không trùng không lặp th́ chẳng làm sao tạo được cho người đọc có ấn tượng về sự chán chường ngán ngẩm của tâm lư người viết ).

 

Nhắc kỷ niệm đi dạo ấy, tôi không hề có chủ tâm “trách muộn” nhà văn khả kính nọ (nhà văn lớn rất thường vấp những sai sót nhỏ - nhận định về nhà văn Pháp Stendhal) mà chỉ tạo thuận tiện cho sự cảm thụ của người đọc hôm nay.

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Tháng 4, 2008

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2008 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer