Nguyên tác: “午夜编校感怀”
儋州黎元笑佛先師親筆遺作

“NGỌ DẠ
BIÊN HIỆU CẢM HOÀI”
( Di bút của cố giáo
sư Tiếu Phật Lê Nguyên người Đạm
Châu )

CẢM HOÀI LÚC NỬA ĐÊM BIÊN TẬP BẢN
THẢO
Sài G̣n
tháng 9. 1957
Mùa xuân 1950 ta dắt vợ con chạy
sang Bắc Việt, tiếp đó sang Cao miên rồi
đến Sài g̣n. May được giới chức
lănh đạo Hoa kiều tiến cử làm nhật báo
Á châu. Lúc đầu làm Tổ trưởng tổ chữa
bài, sau thăng chủ nhiệm Pḥng Tư liệu kiêm
Phó tổng biên tập.
Bảy thước thân trai khuỷu tựa
bàn,
Tháng năm nhăng cuội vẽ vời
khan.
Sao dời vật đổi người
ngh́n dặm,
Rèm cuốn song treo nguyệt nửa vầng.
Ngấn lệ thêm hồng ḍng bút viết,
Mồ hôi rơi ngọc ánh đèn loang.
Con thơ vợ dại chờ xua đói,
Ngay ngáy ḷng lo chảo úp ngang.
Chú hai câu 5, 6: Do khi biên tập toàn dùng bút
đỏ - Vả lại đêm Việt Nam oi bức,
bốn mùa đều là mùa hạ nên viết như thế.
Đọc
thơ Tiếu Phật.
Người Pháp có câu nói khá sâu sắc: “Đọc
thơ là đi t́m ư nghĩa giữa hai hàng chữ”.
Người Trung Quốc cũng rất khâm phục những
nhà thơ đủ tài “đem ư để ngoài lời”
(ư tại ngôn ngoại).
Người đọc nào không t́m ra
“ư tại ngôn ngoại” trong thơ Tiếu Phật, chỉ
biết nhận ra phần “ư tại ngôn nội” th́ tội
nghiệp cho tài hoa Tiếu Phật.
Với bài viết này, Chi Nhất tôi
cũng muốn giao lưu với những bạn yêu
thơ Tiếu Phật qua bài NGỌ DẠ BIÊN HIỆU CẢM
HOÀI.
Câu 1: Bằng
án xanh đê thất xích khu, (凭案撑低七尺驱)
(Ngồi tựa bàn rướn
cúi tấm thân bảy thước)
Tác giả
minh họa khá chuẩn xác việc lao động của
người biên tập. Năm 1957 người viết
vẫn duy tŕ thói quen viết đọc từ trên xuống
dưới nên người chữa bài (biên hiệu)
liên tục ngước lên đầu ḍng (xanh) rồi
cúi xuống đến cuối ḍng (đê). Suốt bảy
năm (1950-1957) làm măi cái việc đơn điệu
ấy để kiếm tiền nuôi thân cùng vợ con.
Phật Cười ngán ngẫm v́ chí trai vẫy vùng bốn
biển, nay sống g̣ bó bên bàn viết th́ thật tù
túng khó chịu. Nói cách khác ông là người hiếu
động, nuôi chí lớn.
Câu 2: Niên
niên y dạng họa hồ lô. (年年依样画葫芦)
(Năm này sang năm khác y
một kiểu vẽ hồ lô)
Hồ lô ở Việt Nam gọi là
bầu nậm là loài dây leo mọc khỏe, mỗi mắc
có tay bám h́nh ḷ so, hoa trắng, quả là hai khối bầu
chồng lên nhau (thật ra người trồng dùng dâu
mềm thắt eo tạo h́nh) Các tiên ông dùng vỏ quả
đựng rượu và đựng … phép, thường
quảy theo trên đầu gậy.
Vẽ hồ lô là vẽ những h́nh tṛn to nhỏ kề nhau
trông giống hồ lô. Tiếu Phật đánh giá việc
“biên hiệu” là nghề vô vị, không tạo ra hứng
thú, không có thành tích văn chương (bài báo kư tên tác giả,
người biên tập phải nâng chất lượng
nhưng lại vô danh!) Tiếu Phật “vẽ hồ
lô” thuần túy v́ miếng cơm manh áo sống qua ngày
chứ chả thấy hứng thú ǵ (may mà sau đó ông
về dạy Khải Minh mười
mấy năm mới thực là dịp vận dụng
bốn năm học sư phạm trường Đạm
Huyện (1933 - 37) ở quê nhà.)
Câu 3: Tinh di
vật hoán nhân thiên lư, (星移物换人千里)
(Sao dời vật đổi
người ngh́n dặm)
Câu này chứa đựng một chi
tiết thật thú vị cho tri thức nhân loại.
Không nắm được chi tiết ấy là điều
thiệt tḥi lớn cho sự cảm nhận chất
thơ.
Mọi người thừa biết
rằng ngôn ngữ là tài sản chung do loài người
đóng góp qua nhiều đời, nhiều nơi,
nhưng một từ ngữ nào đó là của ai, góp
vào thời nào là điều quư hiếm nếu ta khám
phá ra.
Chẳng hạn chế độ “cộng
ḥa” người ta coi là do J.J.Rousseau (1712 – 1778) đề
xướng nhưng tên gọi ấy đă có từ thời
Chu Thành Vương (- 1104. 1068 trước Công nguyên) do
hai nhân vật Chu công và Triệu
công đặt cho giai đoạn cai trị thay vua.
Mấy chữ “Tinh di vật hoán” trẻ tuổi hơn
nhưng cũng mang một tiểu sử hấp dẫn.
Xuất xứ mấy tiếng ấy là câu thơ thứ
6 trong bài tự “Đằng vương các” của
Vương Bột (650 – 675) đời Đường.
Vật
hoán tinh di kỷ độ thu.
(Vật đổi sao dời đă
mấy lần thu về)
Cái thú vị thứ hai ở cụm
từ này là sự phản khoa học. Thời
Vương Bột, hiện tượng sao băng
được coi là sao dời chỗ. Ngày nay th́ ai cũng
biết đấy là những mảnh thiên thạch
trôi nổi trong vũ trụ chạm phải khí quyển
quả đất đang quay.
Thế nhưng Phật Cười
sao lại không hiểu? Cái thú vị là ở đó. Ngôn
ngữ vốn có khả năng cưỡng chế. Nó
buộc người ta phải dùng sai th́ mới chuyên
chở ư thơ được. Hàng loạt biến cố
lịch sử và xă hội làm thay đổi hẳn bộ
mặt đại lục, đẩy Phật Cười
chạy ḷng ṿng cả ngh́n dặm, chịu trăm cay
ngh́n đắng cho việc mưu sinh nhàm chán (vẽ hồ
lô!)
Câu 4: Liêm quyển
song huyền nguyệt bán hồ. (帘卷窗悬月半弧)
(Rèm cuốn cửa sổ
treo nửa vầng trăng)
“Ư tại ngôn ngoại” là ở
đây.
Tác giả không nói trăng tṛn mà chỉ
nói nửa vành cung. Người đọc phải hiểu
là vành cung không bị chặt đôi theo chiều ngang
(v́ làm thế th́ không gọi nửa vành cung được?)
mà phải chẻ dọc để có hai phần thật
mảnh, có nghĩa là trăng đầu tháng hay cuối
tháng. Vậy th́ đầu hay cuối? Người
đọc buộc phải hiểu là cuối, v́ phải
liên tưởng câu thơ Đường:
思君如月满
夜夜减清辉
Tản Đà dịch:
Nhớ
chàng như mảnh trăng đầy,
Đêm
đêm ánh sáng hao gầy đêm đêm.
Có ǵ liên quan ở đây?
Tâm trạng con người có những
phút thật lạ. Đặc biệt là những kẻ
hướng nội (tức thi sĩ thứ thiệt)
họ có những nổi buồn nổi nhớ không
tên, không đối tượng. Buồn để buồn,
nhớ để nhớ, không nhất thiết phải
buồn về việc ǵ, nhớ ai, cùng phái hay khác phái?
Chẳng hạn những câu ca dao:
-
Ngồi buồn vọc nước
giỡn trăng,
Nước xao, trăng lặn, buồn chăng hởi
buồn?
Hoặc:
-
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ?
Nhớ ai? Ai nhớ? Bây giờ nhớ ai?
Câu trên tả nổi buồn man mác.
Câu dưới tả nỗi nhớ nhung man mác. Và Tiếu
Phật có nhớ ai không? Câu trả lời là có. Tiếu
Phật nhớ Lê Nguyên:
-
Học Sư phạm Đạm Huyện: rất nhớ.
-
Làm Chính trị viên 8 năm kháng Nhật: nhớ.
-
Làm trưởng pḥng Hành chánh: rất nhớ.
Đấy là thời “trăng tṛn” của
Lê Nguyên. Tiếp theo là chấm dứt thời “nguyệt
măn” để nhận sự bất măn (trăng không
đầy nữa).
-
Đại lục đổi chủ
lúc ông đă 32 tuổi.
-
Giai đoạn bôn ba, xóa sạch 16
năm phấn đấu, vầng trăng trong ḷng ông
“giảm thanh huy” liên tục như vầng trăng treo
trên cửa sổ ngoài kia. Có “giảm thanh huy” th́ vầng
trăng của ngoại cảnh mới phù hợp với
vầng trăng nội tâm. Nếu chỉ có cảnh
suông mà không có tâm phụ họa th́ cảnh ấy mất
cả chất thơ. Phật Cười không thể
“cạn nghĩ” như vậy được!
Ở đây c̣n chứa một thú vị
về thủ pháp gây huyễn hoặc cho người
đọc.
Theo luận lư th́ “rèm cuốn, cửa
sổ treo” là thuận với ngữ cảnh, bảo
cái này là thế này tất cái kia phải thế kia, tức
cửa sổ bị treo như rèm bị cuốn. Thế
nhưng ở đây là trăng treo chứ không phải
cửa sổ treo!
Câu 5: Bút hạ
lệ ngân hồng tự huyết, (笔下泪痕红似血)
(Ngấn lệ dưới
ngọn bút đỏ như máu)
Tác giả tự chú thích ḿnh viết
câu ấy để miêu tả việc dùng bút đỏ
chữa bài.
Chú thích như vậy cốt để
đối phó với đường lối “bất
tranh” của tờ Á châu.
Tuy chưa xảy ra chuyện phiền
phức đáng tiếc nào nhưng trong ṭa soạn có một
ông có quá khứ 8 năm chính trị viên, 4 năm làm viên
chức chính quyền th́ “máu” lắm, chưa chắc chăm
chỉ “vẽ hồ lô”. Ông không chú thích để
đối phó, rất dễ gây e dè ngán sợ cho giới
lănh đạo, nhất là chính quyền Diệm sẵn
nghi ngờ đám t́nh báo quốc tế chui vào ṭa soạn.
Chú thích chỉ v́ lư do cầu an, mong
người đọc thơ đừng… để ư
theo dơi tác giả “đấu tranh” cho phe phái nào.
Câu 6: Đăng
tiền hăn ảnh bích như châu. (灯前汗影碧如珠)
(Mồ hôi trước
đèn biếc như ngọc)
Lẽ nào ông Tiếu Phật lại
có mồ hôi xanh? Không. Ông chỉ nói “hăn ảnh” hay là nói
“cái bóng của mồ hôi” thôi. Với người biên tập,
càng vă mồ hôi th́ bài viết càng tăng chất lượng.
Vậy mồ hôi chảy ra lúc 12 giờ khuya ấy quư
vô cùng, nó là thứ ngọc liên thành, là châu báu cho bài báo.
Câu 7: Liệu
cơ trĩ nhược ngao ngai đăi, (疗饥稚弱嗷嗷待)
(Con dại vợ yếu
nhao nhau chờ chữa
đói)
Cái ăn mới bức bách làm sao! Và
Phật Cười cũng khổ tâm biết bao!
Câu 8: Hảo
tự đang tâm phúc thúc ngu. (好自当心覆鍊溪)
(Hệt như nỡ ḷng
úp chảo đồ ăn)
Cảnh ngộ đến thế mới
đáng gọi là cảnh ngộ bi đát. Lúc nào Tiếu
Phật cũng có thứ cảm giác xót xa là gia đ́nh
ḿnh như cả một tổ chim đói mồi. Sự
thật trần trụi ấy đổ lên số phận
một kẻ muốn làm những việc lớn lao.
Bài thơ chứa đựng tất
cả nỗi niềm bất đắc chí của một
kẻ sĩ gặp bước đường cùng tê
tái. Phật Cười không c̣n nữa nhưng thơ
ông vẫn c̣n sống măi trong ḷng người đọc.

Chi Nhất 之一
dịch và b́nh
Việt Nam, 10/2008
|