D̉NG ĐỜI DUN RỦI:  MẤY NGƯỜI BẠN KHÓ QUÊN

 

 

 

 

 

 

 

Linh mục họ Cao đứng trên hiên Toà Viện trưởng chậm răi “xướng danh” (H́nh như đấy là cuộc xướng danh cuối cùng ở Đại học Huế?). Đám chúng tôi xúm xít rọ rạy dưới sân nghe bằng tai, bằng mắt, có kẻ tham lam c̣n nghe cả bằng mồm nữa. Vẻ mặt vị Viện trưởng ấy vốn từng để lại cho tôi khá nhiều ấn tượng mỗi khi nh́n trên ảnh, giờ được nh́n người thật ngoài đời, tôi háo hức quan sát cho tỉ mỉ, thế nhưng trước mặt tôi là một chiếc đầu tóc cắt ngắn lởm chởm chẳng hề chịu yên chỗ, tôi lách mắt về phía nào cũng bị mớ lởm chởm nọ bít lối ngay tức khắc không sao t́m ra được vị trí thuận lợi (tôi hạ quyết tâm là hôm nào vào học tôi sẽ "công bố cáo trạng" cho hắn ta biết thân!).

 

Khi cái tên La Cảnh Hùng được chậm răi xướng lên, đương sự ứng tiếng "Dạ!" nghe thật hồ hởi, chất giọng lại rất trẻ con khiến tôi không thể không chú ư.

 

Đường Chi Lăng bấy giờ hăy c̣n khá hẹp, tôi lại chưa đủ dạn dĩ để đạp xe song song nên cứ đạp tà tà theo sau, có lẽ anh ta không hề hay biết. Bỗng anh dừng xe đột ngột, lôi xe đạp của anh lên lề đường, đúng lúc ấy tôi trờ tới. Tôi cất tiếng làm anh quay lại:

 

-        Anh Hùng ở đây à? Tôi là NVL.

 

Hùng hớn hở cười toe cả miệng lẫn mắt, niềm nở mời tôi vào nhà. Anh thân mật hỏi:

 

-        Răng khi năy gọi tên anh không "dạ"?

-        Mừng quá, cất tiếng không kịp.

 

Hùng cười h́ h́, toát ra vẻ trung hậu hiếm có khiến tôi rất mến. Lập tức, chúng tôi thân nhau, rồi sau đó, tôi lui tới nhà anh tương đối nhiều lần.

 

Vừa vào cửa, một mùi "cóc chết" xộc thẳng vào mũi. Tôi khổ sở gồng ḿnh chịu đựng. Anh đưa tôi vào pḥng riêng, đóng cửa lại, bật đèn:

 

-        Anh sẽ thấy dễ chịu hơn. Ḿnh th́ quen rồi!

 

Đến lúc nầy tôi mới hiểu ra chiếc đầu đinh cùng nước da sáng và mịn của anh có liên quan mật thiết đến nghề thuộc da thủ công. Pḥng anh không rộng lắm nhưng được bày hai giá sách đầy ắp. Hay ho lắm vậy thay! Th́ ra tôi đă gặp được người đồng điệu. Nh́n chung cuốn sách nào trông cũng cũ mèm, xỉn màu, quăn góc chứng tỏ nhiều người thường đọc chứ không ngụ ư phô phang chỉ bày làm cảnh như ở nhiều gia đ́nh danh giá. Tác phẩm của Lăo Xá anh có gần đủ, chiếm phần đông đảo nhất, tôi bấy giờ hăy c̣n chưa hề biết đấy là bút hiệu của một nhà văn có tên là Thư Khánh Xuân (Ngay cả cái họ Thư trong bách gia tính tôi cũng không ngờ có mặt trên đời v́ tuy tôi từng đọc hai bộ Đông Chu liệt quốc và Tam quốc diễn nghĩa từ nguyên bản, thế nhưng tôi chưa hề gặp nhân vật lớn nhỏ nào mang họ ấy!)

 

Điều quan trọng đối với tôi là nhờ hai giá sách đầy ắp ấy của anh, tôi mới biết đủ về cuộc đời kỳ lạ của kỳ nữ Trần Viên Viên c̣n khi lẽo đẽo đạp xe sau anh, tôi hăy c̣n chưa biết đấy là đàn ông hay đàn bà, nói chi là nhân vật lịch sử khá sôi nổi cho thời cuộc, dính dáng đến các đại nhân vật Ngô Tam Quế, Lư Tự Thành và c̣n là chất xúc tác góp phần tạo ra triều Măn Thanh, tồn tại 267 năm trời cho lịch sử Trung Quốc.

 

Chiều hôm sau, y hẹn, tôi chờ anh đến để cùng dạo phố bằng xe đạp.

 

Nhằm ngày Xuân, khí hậu Huế thật lư tưởng cho thú nhàn du. Đến trước trường Quốc học, phía đối diện là băi đất bồi của lũ lụt để lại (có lẽ từ cả trăm năm về trước!) chúng tôi dừng xe bước lạo xạo lên băi cát độc đáo ấy, bắt gặp chỗ bệ tháp một chiếc ví da loại sang. Tôi khấp khởi mừng, tưởng ḿnh được thần linh xứ "chín chúa mười ba vua" sắp đăi một chầu "món ngon xứ Huế". Chúng tôi lôi mọi thứ trong túi ra: một căn cước (tức giấy CMND ngày nay), một tấm bằng lái ô tô, mấy tờ hoá đơn, chứng từ nầy nọ. Hùng bảo:

 

-        Của lăo chủ tiệm sách Ưng H… đây! Lát nữa về cho lại lăo cho lăo mừng.

 

Qua khỏi cầu Trường Tiền, tôi mang mọi thứ vào trao cho người đàn ông ngồi chỗ thu ngân trông đúng y   kẻ có ảnh dán trên mớ giấy tờ nọ. Trong lúc lăo lục lọi kiểm tra các giấy tờ, tôi tranh thủ đọc thầm các tên sách ngoại văn trên giá.

 

Lúc tôi quay đầu lại đột ngột, bắt gặp lăo đang nh́n tôi chăm chăm, vẻ mặt chẳng có tí ti thiện cảm nào. Lăo giải thích bằng lời lẽ rời rạc, khó khăn :

 

-        Đêm qua… tiệm ni… bị trộm… Cửa sắt bị… nạy… Hộc quày … bị phá…

 

Trong lúc nói những lời ấy, mắt lăo trừng trừng nh́n tôi gần như không nháy. Chó má thật! Tôi giận điên người nhưng lại chẳng biết ứng phó ra sao cho phù hợp t́nh h́nh ấy. Chất giọng Quảng Nam của tôi hoá ra bất lợi. Ác ư của lăo quá lộ liễu, nhất là cái nh́n lăo phóng vào La Cảnh Hùng đang ngồi trên yên xe chống chân hồn nhiên chờ tôi ngoài lề đường. Ư lăo thật đáng nguyền rủa nhưng mồm lăo có thốt lời nào đáng trách đâu? Tôi chả có hướng nào hành động nên chỉ biết trừng mắt nh́n lại lăo, bĩu môi một tí để tỏ vẻ khinh miệt kẻ hồ đồ rồi từ từ rời tiệm sách đồ sộ ấy. Tôi hối hận v́ đă không xé sạch số giấy tờ nọ và xé cho bằng được cả chiếc ví da kia nữa cho dù trong quá khứ cách ấy chưa hề có ai từng làm nổi.

 

Lẽ ra tôi căm lăo vô thời hạn, dè đâu chỉ hơn tháng sau tôi buộc phải vào tiệm lăo mua cuốn sách của Pierre Loti, mối căm hờn bêtông cốt sắt của ḿnh đột nhiên như dính bom nguyên tử siêu cỡ bốc hơi bay biến. Cô thu ngân "hoa nhường nguyệt thẹn" của tiệm lăo làm cho tôi hoá thành kẻ mang ơn lăo và tôi bắt đầu "đánh giá cao" câu ca "Học tṛ trong Quảng ra thi…"

 

Ngày nay chẳng rơ gă "thiếu nhi lâu năm" La Cảnh Hùng trôi giạt những đâu, có c̣n nhớ chuyện ấy không. Nếu vũ trụ nầy có một ác thần nào đó mặc cả tôi đánh đổi hành tung của gă bằng một số tuổi thọ nào đó của tôi, chắc tôi không ngần ngại, nếu ác thần ấy chỉ tham lam một vừa hai phải.

 

Người bạn thứ hai tôi kết ngay ở buổi học đầu tiên là Dương Trọng Khương, người Nha Trang. Anh viết bảng chữ đều tăm tắp như lính diễu hành có camera lót tót bám theo. Tôi phục lăn quay. Té ra Khương từng tốt nghiệp bậc Tiểu học của một trường Hoa, đă "đọc thông viết thạo" thứ chữ … trời gầm ấy, có nghĩa là tŕnh độ không tồi chút nào. Khương trở thành bạn tri kỷ của tôi ngay từ hôm đó cho đến tận ngày anh qua đời vào năm 1993, sau mười một năm gà trống nuôi con. Trong số bạn bè quá cố, mộ vợ chồng anh là nơi tôi viếng nhiều nhất, lần nào cũng ngồi cạnh bia mộ thầm th́ với anh tận lúc hương tàn. Trong cảnh trời chiều bảng lảng, nghĩa trang Đồng Ḅ chỉ c̣n lại một ḿnh tôi. Lắm em bé được mẹ dắt ra tận cổng vẫn c̣n ngoái cổ nh́n lại. Ông bảo vệ nghĩa trang biết rơ là tôi từ Đà Nẵng vào thăm mộ bạn nên không hề trách tôi lần nào về tội báo hại ông trễ bữa cơm chiều ấy là chưa kể có lúc c̣n bị vợ nghi ngờ là mất nết. T́nh tri kỷ của Khương và tôi đáng được viết bằng chữ hoa.

 

Ngày nay, tiến gần đến tuổi 80, nếu có ai đó hỏi tôi suốt đời đă từng được người nào khâm phục, kính ái thật ḷng chưa, tôi sẽ nhắc ngay đến tên anh và chị Trang, vợ anh. Nếu bảo dẫn chứng thêm một trường hợp khác, chắc chắn tôi chịu bí.

 

Mười sáu năm nay, tôi chiêm bao thấy anh cả thảy bốn lần. Tôi nhắc điều nầy v́ nó không b́nh thường. Trong tất cả các giấc chiêm bao khác, bao giờ tôi cũng cảm thấy ḿnh đang sống thật, phải khá lâu sau đó tôi mới nhận ra ḿnh chiêm bao nhảm nhí. Trái lại, với anh, cứ chợt nhận nhau là tôi độp ngay: "Ủa? Anh chết rồi kia mà!" Anh không nói lời nào, lặng lẽ nh́n tôi, vẻ mặt dàu dàu rồi… bốc hơi! Chưa một lần nào anh đáp lời tôi và một điều lạ khác nữa là mỗi lần tôi đều thấy vẻ người anh mỗi khác: khi gầy thêm, khi béo hơn, khi mét mét đúng như người ốm.

 

Suốt thời gian làm bạn với Khương, song thân anh coi tôi như con của họ, thậm chí c̣n gọi tôi bằng tên do họ đặt cho: Anh C. (anh Khương chiếm tên A từ mấy chục năm trước). Thật ra C vốn là tên dành cho người con trai thứ ba trong số bốn anh em trai và được đôn làm "đích tôn thừa trọng" v́ được cha mẹ thương yêu nhất (theo tập tục vai này thường là con trưởng hay con út trong mỗi gia đ́nh). Phía bên vợ của anh cũng dành cho tôi thứ t́nh cảm đậm đà ấy (Nếu bắt tôi ghi tổng số bữa ăn của hai nhà mời tôi, tất phải dùng không dưới ba chữ số).

 

Nhắc bạn bè khoá I Viện Hán Học Huế mà bỏ sót Phạm Liễu là điều không thể châm chước thông qua và chắc hương hồn anh chẳng thể nào tha thứ. Năm mươi năm rồi nhưng tôi dám chắc mỗi sinh viên khoá I ngày ấy dù kẻ chỉ c̣n vài phần trăm trí nhớ đi nữa cũng vẫn không thể quên anh. Anh là một phần tử say sưa tự khẳng định ḿnh một cách tích cực nhất. Gọi Phạm Liễu là "thợ quậy" của khoá I có lẽ lắm người không phản đối.

 

Tôi biết Phạm Liễu từ hồi c̣n ở Tam Kỳ. Trong một đêm văn nghệ quần chúng, tôi làm khán giả, c̣n Liễu đảm nhận một tiết mục ca nhạc: Anh hát bài Sáu Đậu giật bom. Đó là năm 1949. Các bạn khác tôi chỉ quen sau đấy đúng mười năm. Liễu chỉ nhiều hơn tôi vài ba tuổi nhưng "dạn dĩ" th́ hơn tôi gấp vài ba chục lần! Ai biết Liễu đều không nghi ngờ lời tôi vừa kể.

 

Ngay tiết Văn đầu tiên, Liễu đă tạo dấu ấn cho sự xuất hiện của ḿnh khi thầy Dật khuyên học tṛ phải hết sức chú trọng chính tả. Thầy hỏi xem ai tin ḿnh viết đúng Việt ngữ, Liễu lập tức giơ tay đầy tính cạnh tranh. Anh bị hố to v́ chả ai có đủ liều lĩnh dám cạnh tranh thứ việc đầy bất trắc ấy. Riêng Liễu không hề tỏ ra một micrôgam lo lắng nào, cầm phấn đứng trước bảng bằng vẻ mặt hí hửng của kẻ vừa ḍ trúng số, không hề biết ḿnh đang lọt thỏm vào bẫy ngon ơ.

 

Thầy Dật gọi Liễu lên bảng chứng tỏ khả năng. Thầy ứng tác một câu dài, có nhiều chữ khó, cốt "khoét" sâu ḷng tự tin quá trớn của anh. Tôi được giao việc "cạo" vết khoét - như kiểu lấy mủ cao su - bằng cách chữa cho đúng mấy chữ sai chính tả. Tôi chắc cựu sinh viên khoá I rất ít người c̣n nhớ chuyện nọ tuy đấy là bài học nhớ đời cho người cầm bút vi mô lẫn vĩ mô.

 

Một lần nọ Liễu và tôi song song xe đạp ra đến cửa Thượng Tứ, anh dừng xe đột ngột, nh́n thẳng vào mặt tôi:

 

-        Nè, môi cậu tím tái hết rồi kia ḱa! Lấy cái áo này mặc kẻo hại phổi chết!

 

"Rooẹẹt" một tiếng, chiếc "phẹc-mờ-tuya" bị anh kéo ra nửa chừng, tôi nhanh tay chộp ngay chỗ dưới ngực buộc anh khựng tay. Tôi lắc đầu:

 

-        Ḿnh quen chịu lạnh rồi. Không sao đâu!

-        Cậu không thích áo blouson à? Áo len vậy nhé!

 

Anh lôi chỗ ngực chiếc áo len màu nước biển ra khỏi phẹc-mờ-tuya áo blouson. Tôi khoá chặt cổ tay anh, hạ giọng cương quyết:

 

-        Nhất định là không đâu đấy.

 

Liễu hiểu nhầm tôi là kẻ khái tính nhảm nhí. Thật ra, trước ngày thi vào Viện Hán Học Huế, nghề sinh nhai của anh rất thường tiếp xúc với công chúng phố xá, ngay cả đến trẻ con có lẽ cũng quen nhận ra hai chiếc áo ấy, nay bỗng dưng có một chiếc thuộc về tôi, kẻ nghĩ xấu có thể cho rằng do bộp chộp thôi nghề cũ nên anh gặp bước khốn cùng hoặc cho rằng tôi có áo ấy bằng … thủ đoạn nào đó rất đáng chê trách. Người ta nghĩ thế nào cũng đều có hại cho tôi v́ tôi đang kiếm cơm bằng nghề … "vú đực" tức là kèm trẻ tại gia.

 

Một hôm, nộp bài làm văn tại lớp xong, Liễu hỏi tôi:

 

          - Cậu làm được mấy trang?

          - Sáu!

          - H́ h́ … Ḿnh mười hai trang.

 

Tôi rất hiểu thâm ư của anh, hiểu cả cách chừa lề, viết sải cố t́nh chơi trội, nhất là vẻ hiu hiu tự đắc không thèm giấu giếm của anh làm tôi hết sức khó chịu nên trả đ̣n ngay:

 

-        Ḿnh tính mỗi trang hai điểm là vừa (thầy Dật khống chế điểm rất chặt. Tôi coi đấy là

phương pháp sư phạm sáng giá). Chả lẽ cậu chỉ mong mỗi trang nửa điểm thôi à? Nếu vậy th́ phải cố làm cho được hăm bốn trang chứ!

 

Liễu sầm mặt lại, rất căm cái kiểu "đỡ đ̣n" lại ra tay nặng hơn cú "ra đ̣n".

 

Quả nhiên bài tập ấy anh chỉ đạt sáu điểm, c̣n tôi mười hai (Theo hệ điểm trên 20). Anh rất uất v́ mưu đồ sửa trị "tật vô lễ" của tôi không có cơ thực hiện. Theo lời kể của thầy Dật th́ ngay chiều hôm ấy, Liễu đến nhà thầy trách:

 

-        Thầy đă làm mất uy tín của con.

 

Thầy trố mắt (kiểu ngạc nhiên rất "hề" này là …thế mạnh về độ duyên dáng của thầy):

 

-        Anh có uy tín thiệt ư? Răng không cho tui biết trước? Như rứa đời mô tui dám làm mất?

 

Chuyện định giá trang viết thành thứ hàng hoá, tôi chỉ thấy ḿnh hóm hỉnh chứ chả ác ư ǵ nhưng t́nh h́nh diễn biến như vậy khiến Liễu rất căm tôi (chứ không căm thầy Dật). Không đầy một tháng sau, anh ta có được dịp thật tuyệt vời để tọng cho tôi một quả đắng khá ngộ.

 

Hôm ấy có cuộc meeting chả nhớ là nhằm mục đích ǵ. Tôi đang đứng cạnh Liễu th́ có tiếng gọi tên anh từ xa. H́nh như là bạn cũ của anh. Người nọ tiến đến bắt tay Liễu. Liễu không giới thiệu tôi với bạn cũ nên tôi lặng lẽ cuốn xéo cho đỡ sượng nhưng vẫn kịp nghe thoáng sau lưng ḿnh mấy lời trao đổi của họ. Một giọng Bắc cất lên:

 

          - Này, cậu biết thằng NVL đấy chứ?

          - Biết! Sao?

          - Nó học giỏi thực hay chỉ là … chó ngáp nhằm ruồi?

          - H́nh như là vậy!. Câu nầy anh đáp hơi rướn giọng một cách cố ư.

 

(Sau đấy mười lăm năm trời, t́nh cờ tôi được một nữ sinh viên tặng thầy một bản nhạc Trịnh do cô ta sao chép. Nhạc và lời màu trắng trên nền tím. Bấy giờ tôi mới khám phá cách thực hiện lạ đời: tŕnh bày bằng viết ch́, tô màu phần c̣n lại, sau đó tẩy xoá nét bút ch́ (quả là công phu vào hàng thượng thừa nhưng chả thấm tháp ǵ so với một kẻ nọ cũng dùng lối ấy chép trọn bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim!). Bấy giờ tôi mới gom thêm khá nhiều sự kiện khác và "ngộ" ra tính cách nhân vật Phạm Liễu: anh chỉ cần đến tôi để làm cái nền màu tím nọ, c̣n có xoá được vết viết ch́ hay không là chuyện của riêng anh!).

 

Tôi nhắc thêm một kỷ niệm khác để minh chứng ḿnh không hấp tấp nhận xét hồ đồ, hời hợt:

 

Năm 1963, hai đứa cùng ghi danh chứng chỉ Hán văn. Liễu thương lượng khá bất ngờ :

 

-        Ḿnh đang dạy Nguyễn Du, cần phải có uy tín. Cậu nhường cho ḿnh đỗ đầu kỳ nầy, kỳ sau cậu hăy thi nhé!

 

Tôi không cam tâm nhận thân phận "mực tím" -  bị người ta đem tô màu ch́m - nên nổi sùng dồn cho Liễu một hơi:

 

Thứ nhất, nếu kỳ II ḿnh ốm th́nh ĺnh không dự thi được th́ cậu tính sao?

Thứ hai, cậu nghĩ rằng ḿnh đậu đầu, cậu đậu thứ nh́ là "mất uy tín" cho cậu hả?

Thứ ba, chưa thi sao cậu … ấn định kết quả dễ dàng như vậy?

Thư tư, nếu cậu cho rằng ḿnh chịu nhường theo kiểu ngớ ngẩn ấy th́ nhất định cậu đỗ đầu được ư? Nếu đă tính toán chắc cú như vậy, sao cậu không nán lại thi kỳ sau, cho khỏi bị ai giành giựt ǵ cả? Việc ǵ lại phải mất công thương lượng vô vọng như vậy?

Thứ năm, ḿnh không dám chắc sẽ đỗ đầu. Cậu cũng chưa chắc sẽ đỗ nh́. Học tài thi phận nữa chứ! (Quả nhiên anh không đỗ nh́ kỳ thi ấy).

Thứ sáu, ḿnh đi thi bất quá cũng như mọi thí sinh khác, sao cậu nỡ nghĩ là ḿnh cố t́nh giành cái thủ khoa đang nằm trong tầm tay cậu? Cậu có định … giữ đạo người quân tử không vậy?

 

Nói chung, chơi với Liễu tôi chịu bực quá nhiều lần (có lẽ gấp bội tổng số lần của các bạn c̣n lại!). Cũng may là t́nh đồng hương trong tôi đủ mạnh để trấn áp những bức xúc của tôi.

 

Năm 1984 có dịp đi Sài G̣n, tôi năn nỉ rất nhiều, giải thích rất nhiều, hai đứa con anh mới chịu mở cổng cho "người lạ" vào thắp hương trước bàn thờ bố chúng. Tôi khấn trước di ảnh của anh, rằng đă tha thứ cho anh tất cả, đồng thời xin anh thông cảm cho tính khôn vặt cùng thói vạ miệng của tôi. Mấy con anh nay có lẽ đạt tuổi "bất hoặc", có một đứa trông thật giống anh về diện mạo.

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老師

Việt Nam, Tháng 01, 2013

 

 

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2004 - Present KHAIMINH.ORG | Website Disclaimer