TUẾ MỘ HOÀI HƯƠNG

 

( PHIÊN ÂM, DỊCH VÀ DIỄN GIẢI )

 

 

海南岛():  岛上的紅花依舊開放

H́nh ảnh đảo Hải Nam (1):   Trên đảo, những đóa hoa đỏ vẫn nở rộ như xưa…

 

 

 

歲暮怀鄉  原作

Nguyên tác:  Tuế Mộ Hoài Hương

 

儋州黎元笑佛先師親筆遺作

 

歲暮怀鄉  19901

 

危帆東止渡,

寄跡水雲邊;

四十年孤影,

八千里暮煙;

離愁聞臘鼓,

歸夢繞桑田;

對岸茫茫處,

津亭望眼穿.

 

 

Phiên âm:

 

Đạm Châu Lê Nguyên Tiếu Phật tiên sư thân bút di tác:

 

TUẾ MỘ HOÀI HƯƠNG

 

Nguy phàm Đông chỉ độ,

Kư tích thuỷ vân biên.

Tứ thập niên cô ảnh,

Bát thiên lư mộ yên.

Ly sầu văn lạp cổ,

Qui mộng nhiễu tang điền.

Đối ngạn mang mang xứ,

Tân đ́nh vọng nhăn xuyên.

 

Tháng 1, 1990

 

Dịch thơ:

 

Di phẩm do cố giáo sư Phật Cười Lê Nguyên – người Đạm Châu – đích thân viết:

 

NGÀY CUỐI NĂM NHỚ QUÊ

 

Cuốn buồm gác mái bến Đông,

Làng mây chốn nước gởi tông tích ḿnh.

Bốn mươi năm, lẻ bóng h́nh,

Tám ngh́n dặm cách, đậm in khói chiều.

Ḷng quê rộn trống tất niên,

Vấn vương hồn mộng về miền ruộng dâu.

Bờ xa mờ mịt đâu đâu,

Ngôi đ́nh trên bến chong sâu mắt nh́n.

 

Diễn giải:

 

“Ngày cuối năm nhớ quê” là nỗi niềm tha thiết nhất, cồn cào nhất ở mỗi tâm hồn người châu Á.  Ḷng nhớ quê gợn lên từ cuộc xa quê năm 1950.  Từ đó Phật Cười không c̣n quê hương nưă, gởi thân ḿnh theo mây bay nước chảy vô định.  Bốn mươi năm thui thủi một ḿnh, xa quê hương tám ngh́n dặm, nơi ấy chỉ c̣n dấu vết mơ hồ trong sương khói thời gian.

 

Từ vần “chiều”, nhảy sang vần “niên” đọc lên nghe lạc điệu nhưng thật ra đó là cái lạc điệu giàu chất lượng nghệ thuật:  toàn bộ nỗi nhớ quê đọng lại ở câu này, ḷng nhớ quê rộn lên theo “lạp cổ” (tiếng trống cúng tất niên).  Trường hợp này, Nguyễn Khuyến đă từng dùng cho bài Thu Vịnh:

 

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu.

 

Tuy đă có trời cao, nước biếc khói phủ, bóng trăng, tiếng nhạn trên không…  thế nhưng gió hắt hiu mới đậm màu thu hơn cả (trống tất niên ở đâu cũng vậy, không lạc điệu th́ không lưu ư mạnh mẽ cho người đọc được!)  Tiếng trống làm Phật Cười thấy hiện ra miền Đạm Châu rất nhiều ruộng dâu cuả quê ḿnh.  Nh́n về phiá ấy toàn thấy mờ mịt, không nhận ra bờ bến.  Giương mắt nh́n xuyên qua cái mờ mịt ấy để cố nh́n ngôi đ́nh bên bến là nơi ông chia tay người thân lần cuối.

 

Để đồng cảm với Phật Cười, ta cần tham khảo những ruộng dâu tô đậm màu chia ly cuả hai vợ chồng người lính thời xưa trong thi phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc cuả Đặng Trần Côn đời Lê:

 

相顾不相见,

青青陌上桑;

陌上桑陌上桑,

妾意君心谁短长?

 

( Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

  Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

  Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

  Ḷng chàng ư thiếp ai sầu hơn ai?  )

 

Phật Cười xa quê, mang theo h́nh ảnh những ruộng dâu ấy trong ḷng để rồi đau đáu thả tâm hồn ḿnh về đấy!  Thế hệ cuả ông mới có những quê hương thực thụ như vậy để nhớ vọng về.  Thật là cả một trời ngậm ngùi bám theo dai dẳng!  Ôi!  Tâm sự Phật Cười tội nghiệp biết bao!

 

 

Ngô Văn Lại  吳文赖  phiên âm, dịch, và diễn giải

Việt Nam, Đầu Xuân Mậu Tí 2008

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

海南岛():  然而, 故鄉還是對岸茫茫處”…

H́nh ảnh đảo Hải Nam (2):  … Nhưng hỡi ơi!  Quê hương vẫn… “Bờ xa mờ mịt đâu đâu…”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

http://www.KhaiMinh.org

 

 

 

 

Copyright © 2005 – 2008  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer