BÀN VỀ MỘT BÀI THƠ NĂM 1958 CỦA TIẾU PHẬT

 

( THAY LỜI CHÚC TẾT QUƯ TỴ )

 

 

 

 

Nguyên tác:   旅次書感

 

儋州黎元笑佛先師親筆遺作

 

 

 

“LỮ THỨ THƯ CẢM”

 

( Di bút của cố giáo sư Tiếu Phật Lê Nguyên người Đạm Châu )

 

 

Nhiều lần may mắn được đọc thơ của TIẾU PHẬT, tôi có một ư nghĩ ngộ nghĩnh: Nếu có một tổ chức văn hóa nào đó bày cuộc thi thơ theo chủ đề Hoài Niệm Cố Hương, tôi tin rằng Tiếu Phật sẽ giật giải quán quân, cùng lắm là á quân sát nút. Tôi xin bàn về bài thơ của Ông dưới đây:

 

 

VIẾT CẢM XÚC CỦA KẺ LỮ THỨ

 

 

Câu 1: My Giang thu sắc liễu vô ngân,   (湄江秋色了無痕)

 

Mùa thu là mùa của thi nhân, nước nào cũng có một số bài viết về mùa thu được lưu lại trang trọng trong các tuyển tập, trong sách giáo khoa. Bài Thu Thanh Phú của Âu Dương Tu đời Đường đă đứng vững như thế hơn một ngh́n năm. Ở Việt Nam cũng có chùm thơ ba bài Thu ẩm, Thu Điếu, Thu Vịnh của Tam nguyên Nguyễn Khuyến, có Cảm Thu, Tiễn Thu của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, có Đây Mùa Thu Tới của Xuân Diệu, Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, vv…Các nhà thơ phương Tây cũng không ngoại lệ. Thế nhưng với Tiếu Phật th́ ở quê hương My Giang của Ông, sắc thu đă trôi đi mất không để lại dấu vết ǵ (Thu sắc liễu vô ngân).

 

Chỗ thâm thúy ở câu này là nơi quê hương Ông người ta không thể duy tŕ nghệ thuật chân chính, bản nhiên. Và ẩn ư ở đây là nước Trung Hoa mới tuyên bố thành lập ngày 1/10/1949 th́ quả là mùa thu đă kết thúc từ hôm trước. Có lẽ nhiều người đồng t́nh với khám phá ấy của tôi.

 

Câu 2: Thặng giác càn khôn bán oán ân.   (剩覺乾坤半怨恩)

 

Hai chữ thặng giác đă làm rơ bản lĩnh của Tiếu Phật. Nó ngụ ư rằng ông biết nhiều hơn người khác về “càn khôn bán oán ân”. Giữa vũ trụ mênh mông này, điều oán với điều ân mỗi bên một nửa. Ở My Giang của Tiếu Phật giờ đây có phân nửa người, việc để cho ông căm oán, và cũng chừng ấy người để ông ta nhớ ơn. Suy rộng ra, mọi biến cố thời cuộc đều dẫn đến t́nh trạng ấy. Đấy là một thứ chân lư của càn khôn.

 

Câu 3-4:   U kính thảo thâm mê liễu nhứ,   (幽徑草深迷柳)

Hoang tŕ thủy thiển táp b́nh căn.   (荒池水淺萍根)

 

Lối đi bị cỏ xanh rậm rạp che lấp khiến người ta không c̣n nh́n thấy những “liễu nhứ” là thứ thường bay trong không gian lơ lửng nhờ chất lượng siêu nhẹ. Việt ngữ c̣n chưa có từ để gọi hiện tượng ấy. Một nhà thơ Việt đă sáng tác bài “Tơ Trời Với Tơ Ḷng” đă nhấn mạnh hiện tượng “liễu nhứ” ấy. Cỏ xanh trên lối cũ khiến người ta không c̣n nh́n thấy liễu nhứ cũng là một ư thơ tương tự “thu sắc liễu vô ngân” ở câu 1.

 

Và ở câu 4 là một h́nh ảnh có chiều sâu ấn tượng rất đáng kể, đấy là ao hoang nước cạn bày ra những rễ bèo. Tác giả viết bài thơ này trên đường lữ thứ, cũng có nghĩa là đang nhận thân phận một cánh bèo trôi dạt vô định. C̣n ở quê hương ông cũng có những cánh bèo muốn trôi dạt nhưng lại nước cạn của ao hoang không cho phép. Ông được lênh đênh trôi dạt nhưng cũng không t́m ra hạnh phúc, điều này ông đă than thở hơn một lần ở các bài lữ thứ khác. Cảnh ngộ của ông trùng hợp với t́nh cảnh nàng Vương Thúy Kiều của Nguyễn Du ngậm ngùi than thở cho 15 năm lưu lạc :

 

Nghĩ ḿnh mặt nước cánh bèo,

Đă nhiều lưu lạc, lại nhiều gian truân.

 

Tuy nhiên, chính sự lưu lạc gian truân của Tiếu Phật đă tạo nên chất lượng cho thơ ông đúng theo định luật “cùng nhi hậu công” (cùng khổ th́ sau mới có công lao thành tích)

 

Câu 5-6:   Nhật di lệ ảnh đầu lân bích,   (日移淚影投鄰壁)

Phong tống tâm thanh khấu quốc môn.   (風送心聲叩國門)

 

Mặt trời di chuyển gieo ánh sáng xuống muôn vật, nhưng Tiếu Phật có lối nh́n khác: những tia sáng của mặt trời là h́nh ảnh của giọt lệ. H́nh ảnh ấy đă xảy ra trên vách tường nhà hàng xóm. Hóa ra ông không nh́n ánh sáng mặt trời bằng mắt thường mà nh́n bằng tâm thức. Điều ấy xem ra khá dễ hiểu cho người đọc câu này.

 

Và tâm thức của ông c̣n được gió đưa về tận tổ quốc để gọi cổng nước ḿnh. Th́ ra tổ quốc đă đóng cổng lại với ông và bản thân ông cũng muốn về thăm bằng tiếng ḷng, tiếng gió, ngụ ư chỉ lướt đến rồi đi như một vị khách hững hờ, không tính toán chuyện lâu dài.

 

Câu 7-8:   Phóng tận thiều thiều thiên lư mục,   (放盡迢迢千里目)

Dị bang lưu hữu Hán gia hồn.   (異邦留有漢家魂)

 

Lại một cái nh́n tâm thức khác với tầm xa xôi ngh́n dặm, cái nh́n ấy chỉ tạo nên ngậm ngùi bâng khuâng, không giúp ích ǵ cho tâm hồn ông. Ông chỉ có thể tự bằng ḷng với ḿnh là tuy trôi nổi ở nước khác (dị bang) nhưng ông giữ lại được tâm hồn dân tộc của ḿnh (lưu hữu Hán gia hồn).

 

Tất cả những điều phân tích trên đây, tôi không dám chắc là đă hiểu thấu tâm trạng của Tiếu Phật mà chỉ để tỏ chút ḷng cảm thông muộn màng, ít ỏi bằng khả năng có hạn của ḿnh để tỏ chút ḷng với một lăo sư cùng dạy ở trường Khải MinhNha Trang.

 

 

Bài dịch sau đây tôi dùng thể thơ lục bát vừa để dễ chuyển tải ư tứ vừa để phù hợp với tâm trạng tác giả, tương tự như:

 

Chiều chiều ra đứng ngơ sau,

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

 

Đấy cũng là tâm trạng của Tiếu Phật.

 

 

 

VIẾT LÊN CẢM XÚC KẺ LƯU VONG Ở SÀI G̉N THÁNG 7/1958

 

 

My Giang đă hết sắc thu,

Đất trời c̣n lại nửa thù, nửa ơn.

Lối xưa cỏ khuất xanh rờn,

Bèo phơi gốc rễ, ao chuông trơ nền.

Nắng chiều lă chă tường bên,

Tiếng ḷng theo gió về xem nước nhà.

Phóng nh́n ngh́n dặm cách xa,

Xứ người ở vậy, thiết tha quê ḿnh.

 

 

Chi Nhất  之一  chuyển ra Việt ngữ

Việt Nam, 02/2013

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2004 - Present KHAIMINH.ORG | Website Disclaimer