原作: 寄“夜郎”
儋州黎元笑佛先師親筆遺作

“GỞI DẠ LANG”
( Di bút của cố giáo
sư Tiếu Phật Lê Nguyên người Đạm
Châu )
Sống là du lịch, chết là yên,
Năm tháng đuổi nhau vút mũi
tên.
Ăn lửng dạ dày là đủ bữa,
Mặc che thân thể tạm coi bền.
Mong cùng đoàn kết không ân oán,
Chẳng chạm kiêu căng chuốc
muộn phiền.
Hào kiệt anh hùng đều nắm
đất,
Nh́n người mắt trắng thật
vô duyên.
Viết tại Đài Bắc, tháng 3,
1983
Thái Trọng Lai dịch
Chú giải:
·
Câu 1, chữ du
hí ở đây có nghĩa là du lịch, người
xưa coi sống trên đời là cuộc 逆旅.
·
Câu 2, “sở thập
xuân thu” là chỉ chung thời gian chớ không phải
ông Lê kể rằng ông sống vài chục năm.
·
Câu 3, “thực
bất chiết yêu” có nghĩa là bụng đă no, không
gập ḿnh được.
·
Câu 4, “tạm
coi bền” là mượn ở thành ngữ “ăn chắc,
mặc bền” chỉ người sống thanh đạm,
không đ̣i hỏi cầu kỳ.
·
Câu 5-6: triết lư sống rất hay
của ông Lê đồng thời là lời dạy đời
rất cần cho mọi người.
·
Câu 7, thêm chữ
hào kiệt để làm thơ hay thêm. Nó chỉ chung cho mọi
người xuất sắc, đấy mới là
điều ông Lê muốn nói.
·
Câu 8, chữ vô
duyên là dịch sát chữ “hà duyên” của ông Lê, ngụ
ư là không thể vịn duyên cớ ǵ để nh́n
người đời bằng mắt trắng v́ chết
rồi th́ ai cũng chỉ là nấm đất cả
mà thôi. (Đời Ngụy có Nguyễn Tịch (210 –
263) ưa ai th́ nh́n thẳng người ta nên mắt
xanh, ghét ai th́ không nh́n mắt họ mà nhướng mắt nh́n lên trời, v́ vậy mắt
chỉ toàn tṛng trắng nên gọi là mắt
trắng.

Ngô
Văn Lại 吳文赖
dịch và chú giải
Việt Nam, 7/2008
|