(1808-1855)
1808:
Ra đời tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm,
tỉnh Bắc Ninh, em sinh đôi với Cao Bá Đạt.
Ḍng dơi Cao Bái Hiên, Thượng Thư bộ binh đời
Lê. Thân phụ là Cao Cửu Chiếu, từng làm Giáo thụ
Gia Định (Bắc Ninh) vào thời Gia Long (chỉ cần
giỏi giang, chưa cần bằng cấp!) nên kèm cặp
các con rất tốt. Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu
Mẫn Hiên, Cúc Đường, biệt hiệu Nguyên
Long.
1821: Đỗ Tú tài. Bắt đầu nổi
tiếng rộng răi trong thế giới người lớn.
1831: Đỗ Cử nhân.
1841:
Sơ bổ Hành tẩu bộ Lễ. Ngay năm ấy
được cử làm sơ khảo trường Thừa
Thiên, can tội chữa bài thi, bị kết án tử
h́nh rồi ân giảm thành giảo giam hậu (treo cổ
nhưng hoăn thi hành).
1843:
Đày làm lính thú ở Đà Nẵng rồi phục
dịch trên tàu Phấn Bằng đi Hạ Châu theo phái
đoàn Đào Tri Phú dưới danh nghĩa “ṭng quân hiệu
lực” (đi lính chuộc tội).
1844: Xong cuộc “hiệu lực”,
về chờ dùng lại.
1847: Được
bổ vào Viện Hàn Lâm (kiểu văn pḥng nhà nước
hiện nay) sung nhiệm vụ biên tập vận học
(chủ yếu chép lại thơ văn ngự chế
để lưu trữ).
Giữ chức Chủ sự
ban ấy.
1850: Chuyển ra làm Giáo thụ phủ
Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
1854:
Từ chức về nuôi mẹ già (thực chất
là tiến hành khởi nghĩa Mỹ Lương. Giữ
chức Quốc sư trong lực lượng Lê Duy Cự
(Dân gian quen gọi phong trào này là giặc Châu Chấu v́
mùa màng đang gặp nạn ấy).
1855: Tháng 1, Cao Bá Quát tử trận
ở Yên Sơn. Thủ cấp bị đưa đi
bêu nhiều nơi (chỉ v́ ông nổi danh ở nhiều
niềm?) rồi băm nát ném sông.
Bốn tháng sau, án tru di tam tộc thi hành. Cao Bá Đạt
(cử nhân 1834, Tri huyện Nông Cống, Thanh Hóa) bị
bắt. Trên đường dẫn giải, ông này
đâm cổ tự tử. Hai con Cao Bá Quát (Bá Phùng, Bá
Thông) bị chém. Con Cao Bá Đạt là Bá Nhạ trốn
về Hà Đông dạy học. Tám năm sau bị phát
giác, bắt giải đi nhiều nơi để bêu
riếu rồi mất tích.
( Những niên đại và hành trạng trên
đây rút từ nhiều nguồn hiện c̣n chưa thống
nhất. )
|