Phiên
âm:
ĐĂNG KHÁN SƠN HỮU HOÀI
Nhật
xuất yên thu sơn khí giai
Du
nhiên thừa hứng ngẫu đăng đài
Tản
Viên Tam Đảo khuynh thiên hạ
Nhị
Thủy Tây Hồ súc địa lai
Thiên
lư giao nguyên vân ngoại hiện
Cửu
trùng lâu các kính trung khai
Tích
niên cộng sự kim hà tại
Tôn tửu
bồi hồi đối tuyết mai
Cao Bá Quát
*
Dịch
nghĩa:
LÊN KHÁN SƠN (1) CÓ ĐIỀU NHỚ NHUNG
Mặt
trời mọc, sương khói gom lại, khí núi đẹp,
Thong
dong theo cơn hứng t́nh cờ lên núi.
Tản
Viên, Tam Đảo đây ngưỡng mộ khắp
thiên hạ,
Sông Nhị,
Hồ Tây rút đất tại đây.
Các miền
đất, vùng đất ngh́n dặm hiện ra ngoài
mây,
Lầu
gác chín tầng bày ra đẹp như cảnh trong
gương.
Những
bạn cộng sự năm xưa nay ở đâu,
Ngồi
ngắm tuyết mai, nâng chén rượu bần thần
măi.
*
Dịch
thơ:
Vầng dương ló dạng, cảnh thanh
quang,
Cơn hứng lâng lâng, dạo Khán Sơn.
Tam Đảo, Tản Viên, lừng thắng
cảnh,
Hồ Tây, sông Nhị, nhích gần hơn.
Thôn xa, đồng rộng phô mây trắng,
Gác tía, lầu son ửng bóng gương.
Bạn cũ năm xưa đâu vắng
bóng?
Bâng khuâng nâng chén ngắm mai buồn.
Thái Trọng Lai 太重来 dịch
Nhà
Nghiên Cứu – Đà Nẵng, Việt Nam, 2008
Chú thích:
1.
Khán
Sơn: Một núi đất ở thành Thăng Long thời
Lê, nơi vua Lê Thánh Tông (1460-1497) dựng khán đài
để duyệt binh lính tập trận, về sau từ
khán đài thành Khán Sơn tức núi Khán.
|