Hơn nửa thế kỷ về
trước tại Pháp, trong một cuộc hội thảo
về dạy thơ ở nhà trường, có nhà giáo nọ
đă kịch liệt phản đối việc giảng
giải từ ngữ trong thơ với lập luận
chắc nịch rằng “thơ là thứ để cảm
chứ không phải để hiểu”, cho nên càng phân
tích giảng giải từ ngữ càng làm xói ṃn đi
khả năng truyền cảm mà bài thơ có
được, và như thế, giảng giải từ
ngữ chỉ khiến việc dạy và học
thơ trở thành vô bổ, phản tác dụng.
Ư kiến nọ cho rằng người
dạy thơ chỉ nên đọc bài thơ theo một
cách nào đó thật diễn cảm, giúp kẻ học
thơ nảy sinh được những cảm xúc mà
chính người làm thơ đă trăi qua trong khi sáng tác.
Nói cách khác, dạy và học thơ là tạo mối
tương quan đồng cảm giữa tác giả với
đọc giả, và trong việc này, vai tṛ tri thức
không thành vấn đề, có cảm được
th́ dù không hiểu mô tê ǵ vẫn cứ thấy hay, c̣n
không cảm được th́ dẫu có hiểu
được thật rốt ráo cũng chả
được tích sự ǵ! Giảng giải từ ngữ
chỉ là làm cái việc bới bèo ra bọ, đem sợi
tóc chẻ làm tư làm tám, “băm nát” thơ ra mất
thôi!
Phải thành thật thừa nhận
ư kiến nọ không hoàn toàn là dở, thậm chí nghe có
vẻ như là phương pháp duy nhất đúng, bởi
lẽ người đọc thơ mà không đồng
cảm được với người làm thơ
th́ quả thật là điều bất hạnh tột
cùng cho số phận bài thơ và mọi sự dường
như chả c̣n ǵ để nói! Tuy nhiên, vấn đề
ở đây là đă có nhà giáo nào thử nghiệm
phương pháp dạy thơ “hoang tưởng”
như thế hay chưa? Và họ đă đạt
được kết quả như thế nào trong việc
vận dụng phương pháp ấy? Hiện chưa
có bản tường tŕnh nghiêm túc nào về kiểu thử
nghiệm ấy cả. Khi chưa thử nghiệm
để rút tỉa kinh nghiệm th́ lấy ǵ mà vận
dụng cho ổn thỏa vào thực tế?
Xu hướng duy cảm cực
đoan kể trên mặc nhiên cũng phản đối
cả sự chú thích từ ngữ trong công việc
in ấn, tức là những duy-cảm-tiên-sinh ấy cũng
phóng tay phủ nhận nốt công sức cân nhắc,
trau chuốt đến mức “tê điếng làn da”
như Hàn Mặc Tử hay “song lệ lưu” như Giả
Đảo. Với thái độ như thế e rằng
sự cảm thụ chân chính cũng khó h́nh thành
được cho tâm hồn, trừ khi người ta
vọng tưởng hay tự ám thị như trong truyện
cổ tích về chiếc áo siêu tưởng của ông
vua khỏa thân nọ!
Nếu chỉ cần có cảm xúc
là đạt yêu cầu thưởng thức thơ ca
chứ không cần thêm điều kiện ǵ khác nữa
th́ chắc chắn trên đời này chẳng thể
nào xuất hiện được cụm từ “vô tri
bất mộ” (không biết th́ không mến), mà đă
không mến th́ người ta cũng không hiểu nốt,
bởi “cảm” h́nh như nằm ở đâu đó giữa
chặng đường đi từ “biết” đến
“mến” của tâm hồn. Xin ví dụ một cách thô
thiển rằng gă si t́nh nào đó “cảm” một nhan
sắc, muốn tiến xa đến hôn nhân để
thể hiện cụ thể sự ái mộ th́ trước
hết hay ít nhất gă ta cũng cần phải “biết”
cái điều sơ đẳng nhất, đấy là
thành viên nữ giới hẳn hoi đă (chứ không phải
là pêđê) và quá tŕnh t́nh cảm của gă si t́nh ấy
phát triển tiệm tiến theo đường một
chiều:
biết ==> cảm ==>
mến.
Vậy nền tảng đích thực
để xây dựng sự cảm thụ thơ ca phải
là tri thức về từ ngữ. Người ta không
thể “cảm” được cái mà ḿnh không hiểu
ǵ cả. Trong việc đọc thơ Cao Bá Quát nếu
chính văn không được chú thích đầy đủ,
cặn kẽ để giúp cho việc hiểu từ
ngữ được thông suốt th́ người
đọc khó ḷng cảm thụ trọn vẹn.
Có người quan niệm chú thích
tuy vẫn là cần, nhưng nếu lạm dụng quá
mức sẽ che khuất chính văn, làm lu mờ tác phẩm
nên cần phải giữ chừng mực nhất
định nào đó càng gọn càng tốt. Quan niệm
này thoạt nghe có lẽ như nặng ḷng bảo vệ
và tôn trọng tác giả, kỳ thực vô h́nh trung
đă xóa mờ và ngăn cách tác giả với người
đọc, làm cho tác phẩm chẳng c̣n được
bao nhiêu lượng và chất, bởi những ǵ không
hiểu, đương nhiên người ta coi như
nó không có. Với thơ Cao Bá Quát, người đọc
có lối “bảo vệ” ấy rất dễ gặp
trường hợp phải “coi nó không có” nhiều
hơn là việc “thừa nhận nó có”. Điều oái
ăm ở đây là chính cái phần “coi như không có” ấy
mới thực thụ là những ǵ làm nên tài hoa Cao Bá
Quát. Chúng tôi nghĩ rằng không một ai có đủ
số lượng từ điển để tra cứu
hết chỗ khó hiểu ở thơ ông (đấy
là chưa kể có những từ điển chỉ
dùng để trang trí cho kiến thức hơn là bổ
sung cho kiến thức!)
Trong thơ Cao Bá Quát luôn có đa số
những từ, những ư, những chữ, những
nghĩa rất khác lạ so với những ǵ ta quen gặp
ở nhiều tác giả khác (có lẽ đường
khoa bảng của ông gặp nhiều trắc trở,
phần lớn do đặc điểm này cũng
nên!)
Để giúp đỡ sự tiếp
cận thơ Cao Bá Quát là một cách có hiệu quả
cho người đọc, điều tất yếu
trong việc giới thiệu thơ họ Cao là nó phải
được kèm theo việc chú thích chu đáo, không chỉ về
ư nghĩa của từ ngữ mà c̣n cả về ư nghĩa
giữa hai ḍng chữ, tức những ư ở ngoài lời
(ư tại ngôn ngoại) mà họ Cao dày công xô đẩy
vào thơ của ḿnh nữa.
Thái Trọng Lai 太重来
Nhà
Nghiên Cứu – Đà Nẵng, Việt Nam, 2008
|